Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thạch Thành: Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế -xã hội vùng khó khăn

Quỳnh Trâm - 09:43, 12/12/2022

Những năm qua, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS. Thông qua thực hiện các chính sách, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy, chính quyền và người dân, đời sống của đồng bào ngày càng được nâng cao.


Nhiều dự án đường giao thông ở Thạch Thành được triển khai góp phần thuận lợi giao thương hàng hóa phát triển kinh tế vùng nông thôn
Nhiều dự án đường giao thông ở Thạch Thành được triển khai góp phần thuận lợi giao thương hàng hóa phát triển kinh tế vùng nông thôn

Theo báo cáo, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn huyện, trong 2 năm 2020-2021 đạt hơn 5.664 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước hơn 739 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp hơn 1.857 tỷ đồng, vốn dân cư hơn 3.067 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển địa bàn 10 tháng năm 2022, là 2.560 tỷ đồng, đạt hơn 85% kế hoạch.

Từ nguồn vốn này, nhiều dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn, như dự án đường giao thông từ xã Thành Mỹ qua xã Thành Yên vào Khu di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong và các di tích phụ cận (khi dự án này hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ cho khu vực xã đặc biệt khó khăn Thành Yên); Dự án Nhà máy Chế biến nông sản xuất khẩu Thủy Nguyên tại xã Thành Tâm; Dự án trồng cây ăn quả cam, bưởi, ổi, bơ công nghệ cao tại thị trấn Vân Du và xã Thành Tân và nhiều dự án khác được xác định và đầu tư phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo

Ngoài ra, Thạch Thành còn huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Ưu tiên cho các hộ nghèo, cận nghèo có lao động, có phương tiện sản xuất, có tay nghề tham gia vào các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh để nâng cao khả năng thoát nghèo. 

Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và dân tộc thiểu số, các dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bằng nhiều giải pháp thiết thực, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả tích cực. Nếu năm 2020 toàn huyện có 1.881 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,13%; có 2.400 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,54%, thì năm 2021 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020) toàn huyện chỉ còn 1.004 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,7%; 2.396 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,45%.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với du lịch tâm linh trên địa bàn luôn được địa phương quan tâm
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với du lịch tâm linh trên địa bàn luôn được địa phương quan tâm, nhằm tạo việc làm, thu nhập cho hộ dân

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành cho biết: Huyện Thạch Thành đặt mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm giảm bình quân 2,3% tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm bình quân 2,5%/năm trở lên. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân 1,63%/năm trở lên. Đến năm 2025 giảm 50% các thôn đặc biệt khó khăn, 50% xã khó khăn.

Ttheo đó, huyện tiếp tục tranh thủ tối đa những thuận lợi từ cơ chế, chính sách mới của Trung ương, các nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 để hỗ trợ, giải quyết toàn diện những khó khăn, những nhu cầu thiết yếu trong đời sống dân sinh của đồng bào, với chủ trương, triển khai thực hiện quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo và kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp ở từng thời điểm, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tăng thu nhập cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.