Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Thúy Hồng - 15:39, 24/09/2024

Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), Chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.

Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP
Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Chủ động xúc tiến thương mại

Sơn La là một trong những địa phương có tiềm năng để phát triển sản phẩm nông sản đặc trưng. Toàn tỉnh có 151 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao; 55 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 95 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Để giúp tiêu thụ sản phẩm OCOP hiệu quả, Sơn La đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội chợ, tuần hàng trong và ngoài tỉnh, tăng cơ hội giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông, lâm, thủy sản. Hiện nay, tỉnh xây dựng 11 điểm giới thiệu các sản phẩm OCOP tại các huyện và đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử...

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La, thời gian qua, địa phương đã giúp doanh nghiệp, HTX liên kết, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tham gia trưng bày, hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản tại các sự kiện...

Điển hình trong vụ mận hậu 2024, nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã kết nối thu mua 100 tấn “Mận hậu Sơn La” đưa vào 130 siêu thị Co.opmart và Co.opXtra trên toàn quốc, được khách hàng phản hồi tích cực, đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Ông Võ Trần Ngọc, Giám đốc kinh doanh Saigon Co.op, cho biết: Với 800 điểm bán hàng tại 43/63 tỉnh, thành trên cả nước, chúng tôi tiếp tục khảo sát, kết nối, tiêu thụ thêm các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La.

Đặc biệt, hiện nay, Sơn La đã hỗ trợ, duy trì 5 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 285 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; 119 mã số xuất khẩu sang Trung Quốc; 30 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ; 41 mã số xuất khẩu sang Úc; 9 mã số xuất khẩu sang Newzealan...

Hay như tại Lào Cai cũng là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm OCOP. Toàn tỉnh có 205 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Tại TP. Lào Cai đã thành lập 8 trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Toàn tỉnh có 86/100 chủ thể OCOP đã tham gia kênh bán hàng qua sàn thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã Nông sản và Dược liệu Mạnh Hương cho biết: Hợp tác xã của ông hiện có 6 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao cấp tỉnh và có 5 sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, Hợp tác xã tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá sản phẩm, tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo trong và ngoài tỉnh thu hút và mở rộng hệ thống phân phối đưa hàng hoá thương hiệu Việt đến với người tiêu dùng cả nước. Hiện doanh thu của HTX đạt 5,8 tỷ đồng.

Đa dạng hóa kênh bán hàng

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 6/2024, cả nước có 13.368 sản phẩm OCOP, trong đó có hơn 70% là được đánh giá 3 sao, khoảng 26% được đánh giá 4 sao còn lại là sản phẩm 5 sao. Đến nay, chương trình OCOP đã vượt mục tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2025 phấn đấu có 10.000 sản phẩm.

Hiện nay, số lượng các sản phẩm OCOP đang phát triển rất nhanh, tính đến nay cả nước đã có 11.054 sản phẩm OCOP. Chất lượng các sản phẩm OCOP được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, để chương trình OCOP cần phải tiếp sức để vươn xa, tạo trục sản xuất nông sản để xuất khẩu, cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia trong khu vực và nâng cao giá trị gia tăng cho các chủ thể tham gia OCOP.

Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), chương trình đã mở rộng khắp khi được triển khai ở 63/63 tỉn, thành
Sau 6 năm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), đã được triển khai ở 63/63 tỉnh, thành

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, nhằm đa dạng hoá các hình thức xúc tiến thương mại, mở ra thị trường mới, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho các địa phương, công tác xúc tiến thương mại đã và đang được triển khai với nhiều giải pháp. Trong đó, là tại các hội chợ, phiên chợ… Điểm nhấn sẽ là hoạt động livestream bán nông đặc sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok và các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, các sản phẩm nông đặc sản các tỉnh/thành phố sẽ tạo được sự lan tỏa rộng khắp đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Việc tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các kênh quảng bá, sẽ thúc đẩy bán hàng đa kênh đối với các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đã có sẵn. Đây là yếu tố cần thiết để kết nối và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng nhằm kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên quê hương.