Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tây Nguyên mùa “con ong đi lấy mật”

Lê Hường - 16:23, 21/03/2022

Đối với vùng đất Tây Nguyên, tháng 3 được xem là mùa đẹp nhất trong năm, tiết trời mát mẻ, cây cối đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa đua nở. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để người nuôi ong thả ong đi lấy mật.

Những vườn cà phê nở trắng như tuyết, hít hà mùi thơm dịu ngọt thu hút đàn ong đua nhau hút mật.
Những vườn cà phê nở trắng như tuyết, mùi thơm dịu ngọt thu hút đàn ong đua nhau hút mật.

Tháng 2 đến tháng 3 là thời điểm hoa cà phê khắp khu vực Tây Nguyên bung nở trắng xóa trên khắp triền đồi, tỏa hương thơm ngát thu hút những đàn ong đi mật. Theo kinh nghiệm của những người nuôi ong lâu năm, dù ong làm mật quanh năm, nhưng chỉ có tháng 3 là thời gian thu mật được nhiều nhất và ngon nhất. Ở Tây Nguyên này, nhiều địa phương đã xây dựng thành công thương hiệu mật ong làm sản phẩm đặc trưng vùng, được chứng nhận sản phẩm OCOP.

Những con ong chăm chỉ hút mật trên những bông hoa cà phê trắng muốt
Những con ong chăm chỉ hút mật trên những bông hoa cà phê trắng muốt

Đến với Thủ phủ cà phê Đắk Lắk vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng, trải nghiệm tham quan trong những vườn cà phê nở trắng như tuyết, hít hà mùi thơm dịu ngọt, thu hút đàn ong đua nhau hút mật.

Ông Trần Hồng Minh-một người trồng cà phê lâu năm xã Ea Kao, Tp.Buôn Ma Thuột chia sẻ, mỗi mùa hoa cà phê nở 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 7-10 ngày. Để hoa cà phê nở đều, người nông dân phải tưới đúng thời điểm và đủ nước. Thời điểm này, nhiều người nuôi ong đưa đàn ong về đây để lấy mật.

Ông Trần Hồng Minh-một người trông cà phê lâu năm xã Ea Kao, Tp.Buôn Ma Thuột chia sẻ, mỗi mùa hoa cà phê nở 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 7-10 ngày. Để hoa cà phê nở đều, người nông dân phải tưới đúng thời điểm và đủ nước.
Ông Trần Hồng Minh-một người trồng cà phê lâu năm xã Ea Kao, Tp.Buôn Ma Thuột chia sẻ, mỗi mùa hoa cà phê nở 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 7-10 ngày. Để hoa cà phê nở đều, người nông dân phải tưới đúng thời điểm và đủ nước.

Nghề nuôi ong đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, tỉ mỉ và có kiến thức về đặc tính sinh trưởng, phát triển của ong và quy luật, chu kỳ các loài hoa để ong làm mật theo mùa hoa. Nuôi ong không khó nhưng phải yêu nghề mới làm được.

Những thùng ong đặt dưới tán cây trong rẫy cà phê
Những thùng ong đặt dưới tán cây trong rẫy cà phê

Chuẩn bị vào mùa ong đi lấy mật hoa cà phê, từ trước Tết Nguyên đán người làm nghề nuôi ong đã phải đưa đàn ong đến các chủ vườn, rẫy cà phê xin đặt ong.

Căn cứ vào lượng mật trong mỗi cầu ong, người nuôi ong tính toán ngày thu hoạch. Theo kinh nghiệm, mỗi thùng ong có 7-10 cầu, khoảng 7-10 ngày cầu ong đầy mật là lúc phải lấy mật để ong làm lứa mật mới.

Một số hình ảnh Tây Nguyên mùa “con ong đi lấy mật”:

Người nuôi ong phải mặc đồ bảo hộ để kiểm tra mật đã đến độ thu hoạch chưa
Người nuôi ong phải mặc đồ bảo hộ để kiểm tra mật đã đến độ thu hoạch chưa
Trước khi lấy mật, người nuôi ong phải phun sương nước hoặc xông khói để ong khỏi đốt
Trước khi lấy mật, người nuôi ong phải phun sương nước hoặc xông khói để ong khỏi đốt
Sau đó nhẹ nhàng nâng từng cầu ong lên, lấy chổi lông quét những con ong còn bám lại, rồi chuyển đến nơi quay mật
Sau đó nhẹ nhàng nâng từng cầu ong lên, lấy chổi lông quét những con ong còn bám lại, rồi chuyển đến nơi quay mật
Dùng dao cắt sạch sáp thừa trước khi cho vào thùng quay mật
Dùng dao cắt sạch sáp thừa trước khi cho vào thùng quay mật
Nhẹ nhàng, đều tay quay chắt ra những giọt mật thơm ngon
Nhẹ nhàng, đều tay quay chắt ra những giọt mật thơm ngon
Ngoài mật ong, người nuôi ong còn thu được sản phẩm phấn hoa
Ngoài mật ong, người nuôi ong còn thu được sản phẩm phấn hoa
Cầu ong đầy mật đã đủ độ già để thu hoạch
Cầu ong đầy mật đã đủ độ già để thu hoạch


Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.