Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khu bảo tồn ong hoang dã trên vách núi ở Trung Quốc

Nguyệt Anh (T/h) - 19:12, 22/08/2021

Một vách đá gần như dựng đứng ở vùng núi thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Shennongjia, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) là nơi cư trú của bầy ong tự nhiên khổng lồ với hơn 700 chiếc tổ bằng gỗ.

Một vách đá nuôi ong trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Shennongjia, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc)
Một vách đá nuôi ong trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Shennongjia, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc)

Nghề nuôi ong ở Trung Quốc đã có từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, và khoảng một nửa lượng mật ong trên thế giới đến từ các nước châu Á. Tuy nhiên, ít ai biết rằng: hơn 80% số đàn ong tự nhiên của Trung Quốc hiện đã tuyệt chủng.

Nguyên nhân chính khiến số lượng ong bản địa của Trung Quốc giảm mạnh được cho là vì sự xuất hiện của loài ong mật châu Âu (Apis Mellifera). Ong châu Âu là vật mang "các mầm bệnh gốc virus" và chúng lây nhiễm sang tổ của loài ong Trung Quốc cũng như can thiệp vào cách thức giao phối của loài ong bản địa.

Ngày nay, ong mật Trung Quốc (Apis Cerana Cerana) được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng, và khu "chung cư" tổ ong trên vách đá của khu bảo tồn thiên nhiên Shennongjia là một trong số ít các khu bảo tồn ong ở Trung Quốc.

Ong thường không sống ở những tổ gỗ cao hơn mực nước biển 1200 m
Ong thường không sống ở những tổ gỗ cao hơn mực nước biển 1200 m

Khu bảo tồn ongđộc đáo này thường được gọi là "bức tường tổ ong" (The Wall of Hives). Nó bao gồm hơn 700 tổ ong nằm ở rìa của một vách đá dựng đứng trên độ cao khoảng 1220 mét so với mực nước biển. Các tổ ong được thiết kế để thu hút ong rừng đến khu vực này. Trong phần lớn thời gian của năm chúng đều "kín chỗ" và thực sự là nơi cư trú của hàng nghìn con ong.

Các tổ ong này được được bố trí san sát nhau trên vách núi đá dựng đứng nên những người nuôi ong vừa phải dùng chính những tổ ở dưới thấp làm bậc thang để bước lên các tổ cao hơn, lại vừa phải cố gắng giữ thăng bằng. Những tổ ong ở trên đỉnh núi chỉ có thể tiếp cận được bằng cách đu dây xuống từ đỉnh của vách đá.

Một người nuôi ong kiểm tra các tổ ong trên vách đá trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Shennongjia
Một người nuôi ong kiểm tra các tổ ong trên vách đá trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Shennongjia

Người ta cố tình làm các tổ ong ở nơi "khó nhằn" như vậy nhằm mục đích ngăn lũ gấu đến trộm mật và bảo vệ bầy ong khỏi các hoạt động của người dân trong khu vực - đặc biệt là phun thuốc trừ sâu.

Điều khiến khu bảo tồn thiên nhiên Shennonjia trở nên đặc biệt thích hợp đối với nghề nuôi ong là bởi trong một khu vực lại có nhiều dạng khí hậu: cận nhiệt đới, ôn đới ấm, ôn đới và ôn đới lạnh. Điều này về cơ bản giúp đảm bảo một hệ động thực vật cực kỳ đa dạng với hơn 1.131 loài thực vật.

Khu bảo tồn ong hoang dã trên vách núi ở Trung Quốc 3

Cũng giống như bao công trình kỳ lạ và độc đáo khác, bức tường tổ ong đã nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng để các du khách thoải mái chụp ảnh, check-in và sống ảo.

Không chỉ là một nơi đáng ghé thăm mà khu bảo tồn ong bên vách đá này còn tuyệt vời hơn rất nhiều so với việc có hàng chục nghìn con ong sống theo nghĩa đen trong nhà của bạn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.