Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Sông Hinh (Phú Yên): Khơi dậy ý chí tự lực thoát nghèo trong đồng bào DTTS

T.Nhân - 19:02, 31/07/2023

Huyện Sông Hinh (Phú Yên) có 22 dân tộc cùng sinh sống, với 47,7% dân số là đồng bào DTTS , chủ yếu là đồng bào Ê Đê, Ba Na, Chăm, Tày, Nùng, Dao… Trong những năm gần đây, huyện đã vận dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế; đồng thời với việc tuyên truyền, vận động khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS.

Trồng cây ăn quả, giúp đồng bào DTTS huyện Sông Hinh có thu nhập ổn định
Trồng cây ăn quả, giúp đồng bào DTTS huyện Sông Hinh có thu nhập ổn định

Xuất phát điểm thấp, đời sống kinh tế của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo, hộ tái nghèo còn cao, huyện Sông Hinh đã triển khai nhiều dự án từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế... giúp bà con giảm nghèo bền vững. Huyện đã đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 4%; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; trên 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp…

 Sông Hinh là vùng đất màu mỡ, khí hậu thổ nhưỡng rất tốt để phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Tuy nhiên, người dân làm không có vốn đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn chính sách. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, chính quyền địa phương đã vận dụng nhiều cách để hỗ trợ; đồng thời vận động khơi dậy ý chí thoát nghèo từ chính bản thân mỗi người dân.

Anh Nguyễn Trọng Sơn, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh cho hay: Được cán bộ địa phương vận động, được vay vốn chính sách gia đình đã mua cây giống, con giống về sản xuất, tăng gia . Năm 2015, gia đình anh quyết định chuyển đổi 5ha đất rẫy đang trồng sắn mì, keo để trồng cây ăn quả. Các loại cây ăn quả cần phải chăm sóc thường xuyên, bón phân, tưới nước, phòng ngừa sâu bệnh liên tục nên gia đình không biết xoay sở ra sao. "Được địa phương hỗ trợ, mình tìm đến Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sông Hinh để thêm vay vốn. Có 50 triệu vốn vay, gia đình có tiền để mua phân bón, chăm sóc cây. Đến nay, gia đình mình có thu nhập trung bình mỗi năm 200-250 triệu đồng.

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh chia sẻ: Những năm gần đây, từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, huyện được phân bổ hơn 2,52 tỷ đồng hỗ trợ cho 157 hộ được cấp bò giống, 16 hộ được cấp heo giống, 2 hộ cấp bê giống và 5 hộ cải tạo ruộng. 

Ngoài ra, từ nguồn vốn nhân rộng mô hình giảm nghèo, huyện Sông Hinh được phân bổ 548 triệu đồng để cấp 45 con bò giống cho các hộ nghèo, cận nghèo ở 3 xã Ea Trol, Đức Bình Đông và Ea Bá; hỗ trợ 130 triệu đồng cho 27 hộ đồng bào DTTS có đất sản xuất, nước sinh hoạt và chuyển đổi nghề...

Các mô hình hỗ trợ sản xuất đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp các hộ dân từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo anh Niê Y Loan ở buôn Mùi, xã Ea Trol, trước đây, đời sống của bà con trong buôn còn khổ lắm, thường xuyên lâm vào cảnh thiếu đói giáp hạt. Được Nhà nước hỗ trợ heo, bò và cả giống cây trồng nữa nên không còn lo đói, chỉ quan tâm làm sao trồng cho tốt, nuôi cho nhiều để bán có tiền tích lũy. 

“Gia đình tôi được hỗ trợ 1 con bò giống và có cán bộ của xã về hướng dẫn cách trồng trồng cao su, sắn, ớt để phát triển kinh tế. Hiện tại thu nhập mỗi tháng của gia đình được 8 triệu, so với trước đây tốt hơn rất nhiều”, anh Niê Y Loan phấn khởi cho hay.

Tham gia tổ hợp tác chăn nuôi giúp phụ nữ DTTS huyện Sông Hinh vươn lên thoát nghèo
Tham gia tổ hợp tác chăn nuôi giúp phụ nữ DTTS huyện Sông Hinh vươn lên thoát nghèo

Ngoài chính sách hỗ trợ thì việc thay đổi nhận thức người dân, tiếp cận với các mô hình kinh tế, tự lực vươn lên là cách làm hay, đang được các hội, đoàn thể triển khai hiệu quả ở Sông Hinh. Để giúp chị em phụ nữ phát triển kinh tế, vừa giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ê Đê, huyện Sông Hinh đã thành lập tổ hợp tác dệt thổ cẩm, với 24 thành viên. Đây là nơi các thành viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm dệt thổ cẩm, để cùng nhau bảo tồn và phát triển nghề dệt của người Ê Đê.

Hay như mô hình tổ hợp tác phát triển chăn nuôi do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thành lập cũng phát huy hiệu quả. Từ khi ra đời, tổ hợp tác đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt nhằm nắm rõ được nhu cầu phát triển kinh tế của từng chị em. Từ đây, những hội viên có nhu cầu về vốn sẽ được tổ phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ.

Với số vốn ban đầu vay của Ngân hàng chính sách xã hội là 50 triệu đồng, chị Ksor H’Bia ở buôn Trinh, xã Ea Bar đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò để cải thiện kinh tế gia đình. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, đàn bò của nhà H’Bia ngày càng phát triển, giúp gia đình chị thoát nghèo.

“Từ khi tham gia tổ hợp tác, mình thấy có rất nhiều lợi ích như những lúc mình khó khăn có chị em trong hội chia sẻ giúp đỡ còn được tư vấn nhiều kiến thức, mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Gia đình tôi đang nuôi bò lai, trồng cao su, sắn, ớt để phát triển kinh tế. Với thu nhập được hàng năm là hơn 80 triệu đồng, kinh tế gia đình khá ổn định.

Theo ông Đinh Ngọc Dạn, những năm qua các chính sách dân tộc luôn được địa phương quan tâm và triển khai kịp thời. Các chương trình mục tiêu quốc gia được lồng ghép có hiệu quả, góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thành công lớn nhất của Sông Hinh trong hành trình giảm nghèo cho người dân là đã làm cho họ thay đổi nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự thân vươn lên không trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.