Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sở Giáo dục và Đào tạo hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh ký chương trình hợp tác

Trí Phương - 19:45, 07/03/2023

Ngày 7/3, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh ký Chương trình hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học. Chương trình phối hợp thực hiện trong 3 năm (từ 2023 đến hết năm 2025).

Lãnh đạo Sở GD&ĐT 2 tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh ký Chương trình hợp tác
Lãnh đạo Sở GD&ĐT 2 tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh ký Chương trình hợp tác

Đây là một trong những hoạt động cụ thể thực hiện Biên bản ghi nhớ ngày 9/2/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về triển khai các biện pháp phối hợp, liên kết phát triển giữa hai tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo. Sau khi trao đổi, hai cơ quan thống nhất lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên hợp tác gồm: Đề xuất Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm huy động các nguồn lực thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Sở GD&ĐT hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh sẽ triển khai một số hoạt động chung như: Xây dựng kho học liệu số, ngân hàng đề thi; xây dựng và vận hành phần mềm quản trị cơ sở giáo dục; xây dựng trường học điển hình về môi trường giáo dục, điển hình về sử dụng ngoại ngữ trong dạy và học tại các trường phổ thông; đổi mới kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế...

Hằng năm, Sở GD&ĐT hai tỉnh luân phiên chủ trì tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời bổ sung, điều chỉnh phù hợp tình hình thực tiễn. Năm 2025 sẽ tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất giai đoạn tiếp theo. 

Tin cùng chuyên mục
Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Tập trung khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học ở các trường miền núi

Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Tập trung khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học ở các trường miền núi

Toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.026 cơ sở giáo dục, trong đó rất nhiều cơ sở giáo dục ở các huyện miền núi bao năm vẫn trong tình trạng thiếu thiết bị giảng dạy và học tập. Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có tờ trình gửi UBND tỉnh phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị dạy học cho các lớp, dự kiến hoàn thành ngay trong học kỳ I năm nay, với kinh phí 200 tỷ đồng.