Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Tập trung khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học ở các trường miền núi

Quỳnh Trâm - 4 giờ trước

Toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.026 cơ sở giáo dục, trong đó rất nhiều cơ sở giáo dục ở các huyện miền núi bao năm vẫn trong tình trạng thiếu thiết bị giảng dạy và học tập. Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có tờ trình gửi UBND tỉnh phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị dạy học cho các lớp, dự kiến hoàn thành ngay trong học kỳ I năm nay, với kinh phí 200 tỷ đồng.

Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã bước vào năm học mới, nhiều trang thiết bị vẫn đang thiếu, không đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên, thầy trò vẫn chủ động khắc phục để học trò có năm học thật trọn vẹn.

Trường tiểu học Thị trấn Quan Hóa là một trong những ngôi trương đang thiếu trang thiết bị dạy học và nhiều hạng mục cơ sở vật chất đã xuống cấp.
Trường Tiểu học Thị trấn Quan Hóa là một trong những ngôi trương đang thiếu trang thiết bị dạy học và nhiều hạng mục cơ sở vật chất đã xuống cấp

Ông Đỗ Huy Cường, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Cơ sở vật chất của trường đã có phần xuống cấp, và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học, đặc biệt là đối với các khối lớp 3, 4 và 5, vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần của các thầy cô giảm sút. Với tinh thần chủ động của nhà trường, đã giúp giảm bớt phần nào những khó khăn, tạo điều kiện để các em học sinh đến lớp được tham gia học tập đầy đủ. Hiện nhà trường cũng đã có đủ thiết bị cơ bản cho các lớp 1 và 2, còn đối với các lớp khác, nhà trường đang linh hoạt tận dụng các thiết bị sẵn có, cùng sự hỗ trợ từ Phòng Giáo dục.

Thầy Cường hy vọng rằng trong thời gian tới, với sự quan tâm từ chính quyền địa phương và UBND huyện, trường sẽ sớm được bổ sung thêm kinh phí để mua sắm trang thiết bị và sách giáo khoa cho học sinh khó khăn. 

Tại huyện Ngọc Lặc, nơi có 79 trường học với hơn 38.000 học sinh, trong đó nhiều trường tiểu học và mầm non, cũng đang đối diện với tình trạng thiếu thiết bị dạy học. Bà Nguyễn Thị Hào, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lam Sơn, cho biết trường hiện thiếu các thiết bị như máy tính, bàn ghế và thiết bị phòng học. Tuy vậy, bà Hào cho biết nhà trường đã khắc phục bằng cách tận dụng các thiết bị cũ, linh hoạt điều chỉnh không gian lớp học và sắp xếp lại các dụng cụ sẵn có để phục vụ cho việc dạy và học.

Nhiều trường học miền núi Thanh Hóa thiếu trang thiết bị dạy học.
Nhiều trường học miền núi Thanh Hóa thiếu trang thiết bị dạy học

Ông Nguyễn Tài Toàn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc cho hay, việc thiếu trang thiết bị giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ là một khó khăn lớn. Tuy nhiên, huyện đã đưa ra những giải pháp trước mắt là, khuyến khích giáo viên tự trang bị máy tính xách tay hoặc chia sẻ thiết bị giữa các lớp. Đây là những biện pháp tạm thời nhưng đã giúp giảm thiểu khó khăn cho các trường trong khi chờ đợi kinh phí bổ sung.

Tại huyện miền núi Lang Chánh, có 31 trường các cấp, với khoảng 11.700 học sinh, địa phương này hiện thiếu 94 giáo viên. Về trang thiết bị dạy học tại các trường, các thiết bị được cấp từ năm 2006 hiện đã xuống cấp và hư hỏng; huyện mới nhận được trang thiết bị mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của lớp 1, lớp 2, lớp 6. Tuy nhiên, hiện nay toàn huyện hiện có 15 trường có phòng học, bàn ghế, trang thiết bị xuống cấp mà chưa được đầu tư.

ở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã tích cực lên kế hoạch để giải quyết vấn đề thiếu trang thiết bị dạy học
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã tích cực lên kế hoạch để giải quyết vấn đề thiếu trang thiết bị dạy học

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, toàn tỉnh có 2.026 cơ sở giáo dục, nhằm khắc phục tình trạng thiếu thốn trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường miền núi, Sở cũng đã có tờ trình gửi UBND tỉnh phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị dạy học cho các lớp 3, 7, 10, dự kiến hoàn thành trong học kỳ I năm nay, với kinh phí 200 tỷ đồng. 

Ông Phạm Anh Giang, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa khẳng định, sau khi UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch mua sắm trang thiết bị, trên cơ sở kinh phí tỉnh giao, Sở sẽ giao các cơ sở giáo dục lựa chọn danh mục thiết bị phù hợp với đặc thù việc dạy học, giảng dạy của các trường và khẩn trương triển khai mua sắm thiết bị, qua đó giúp các trường có thiết bị dạy học mới, đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Thắp niềm tin từ những lớp học xóa mù chữ

Quảng Ninh: Thắp niềm tin từ những lớp học xóa mù chữ

Từ chỗ không biết viết ngay cả tên mình, đến nay không ít người dân vùng DTTS đã đọc được sách báo, ghi họ tên mình khi thực hiện các thủ tục hành chính... Điều này đã minh chứng rõ nhất về hiệu quả của các lớp học xóa mù chữ cho người trên 16 tuổi tại các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.