Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Hàng loạt trường học ở miền núi gặp khó khăn với quy định phòng cháy, chữa cháy mới

Quỳnh Trâm - CTV - 05:58, 04/01/2024

Quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong trường học đóng vai trò quan trọng bảo đảm an toàn cho cả học sinh và nhà trường. Do đó, các cơ sở giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn PCCC. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi, nhiều trường học hiện gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn.

Tại huyện miền núi Quan Sơn, có 40 trường từ cấp mầm non đến trung học cơ sở. Hiện các trường đều gặp nhiều khó khăn do đã xây dựng từ rất lâu, nhiều trường đã xuống cấp. Các thiết bị PCCC chủ yếu là bình cứu hỏa mi ni, nhưng hỏng nhiều, không sử dụng được. 

Học sinh Trường tiểu học-THCS Trung Xuân, huyện biên giới Quan Sơn phải học tạm tại khu bán trú cũ dù trường được xây mới, nhưng thiếu công trình phòng cháy chữa cháy nên chưa được bàn giao
Học sinh Trường tiểu học - THCS Trung Xuân, huyện biên giới Quan Sơn phải học tạm tại khu bán trú cũ dù trường được xây mới, nhưng thiếu công trình PCCC nên chưa được bàn giao

Nhiều trường học hiện đã được xây mới, đã hoàn thành, có thể đón học sinh về học nhưng do chưa có hạng mục PCCC nên chưa được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng, trường mới bỏ không, học sinh và giáo viên vẫn phải học tạm ở những phòng học xuống cấp, chật chội.

Điển hình như Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Trung Xuân (Quan Sơn). Với tổng mức đầu tư xây dựng 12 tỷ đồng, đến nay đã hoàn thành cơ bản các hạng mục, sẵn sàng đón học sinh vào học. Tuy nhiên, do thiết kế ban đầu không có hạng mục PCCC nên đến nay nhà trường vẫn chưa được nghiệm thu. Hơn 200 học sinh vẫn đang phải học tạm trong khu nhà bán trú. Các phòng ở dãy nhà phục vụ bán trú chật chội, xuống cấp; sân chơi nền đất nên lầy lội khi mưa và bụi bẩn khi nắng. Còn dãy nhà mới đã hoàn thiện nhưng phải cửa đóng then cài. 

Ông Cao Văn Vinh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trung Sơn, huyện Quan Sơn đề xuất, các cấp chính quyền sớm hoàn thiện hạng mục PCCC để bàn giao cho nhà trường đón học sinh vào học.

Trường tiểu học-THCS Trung Xuân, huyện biên giới Quan Sơn được xây mới nhưng học sinh không được vào học do thiếu công trình phòng cháy chữa cháy
Trường tiểu học-THCS Trung Xuân, huyện biên giới Quan Sơn được xây mới nhưng học sinh không được vào học do thiếu công trình PCCC

Tương tự, Trường Tiểu học Trung Hạ được đầu tư xây mới 6 phòng học bộ môn, khu nhà hiệu bộ gồm 6 phòng; cải tạo lại 6 phòng học và xây dựng mới khuôn viên, nhà thư viện..., đến nay đã hoàn thiện khang trang, kiên cố. Tuy nhiên, trường chưa có các hạng mục PCCC theo quy định mới nên cũng chưa được nghiệm thu và bàn giao. Do quỹ đất hạn hẹp và thiếu phòng học nên nhà trường vẫn phải đưa học sinh vào học; điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn PCCC.

Ông Lê Huy Hà - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn cho biết, để khắc phục những khó khăn về công tác PCCC trong trường học, năm học 2023 - 2024, Phòng đã phối hợp với Công an huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho tất cả các nhà trường về hồ sơ, thủ tục, cũng như các kỹ năng cơ bản. Tất cả các trường đều thành lập đội PCCC gồm 10 thành viên.

Sau tập huấn, Phòng phối hợp với công an huyện kiểm tra, rà soát thiết bị hiện có ở các nhà trường để kịp thời bổ sung, thay thế. Đối với những trường học xây dựng mới, nhưng chưa có hạng mục PCCC, Phòng đã tham mưu, đề xuất UBND huyện bố trí kinh phí đầu tư xây dựng để các nhà trường sớm đón học sinh vào học ở trường mới.

Tại huyện miền núi Cẩm Thủy, Trường Trung học cơ sở Cẩm Tú dù đã được đầu tư xây dựng và tu sửa khang trang, nhưng mới trang bị được những thiết bị tối thiểu như bình chữa cháy mini, xô, chậu... Trường thành lập đội PCCC gồm 19 người; hàng năm đều cử giáo viên đi tập huấn; phối hợp tổ chức tuyên truyền; diễn tập tại trường…

“Tuy nhiên, hiện một số phòng học sử dụng lâu đã xuống cấp; hệ thống đường dây điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ chập cháy; thiết bị PCCC còn thiếu… Do đó, nhà trường mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư và trang cấp thêm thiết bị…”, ông Lê Văn Giang - Hiệu trưởng nhà trường nói.

Tập huấn PCCC tại Trường mầm non Cẩm Sơn, huyện miền núi Cẩm Thủy
Tập huấn PCCC tại Trường mầm non Cẩm Sơn, huyện miền núi Cẩm Thủy

Theo bà Phạm Thị Hòa - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thủy, địa phương hiện có 56 trường từ cấp mầm non đến trung học cơ sở, hiện nay, hầu hết các nhà trường đều chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định về PCCC mới. Các trường đều xây dựng đã lâu, hệ thống đường dây dẫn điện chưa an toàn. Cổng trường nhỏ, giao thông không thuận tiện, khó khăn cho xe chữa cháy tiếp cận cứu hỏa cũng thoát nạn; trang bị các thiết bị phòng, chống cháy, nổ còn hạn chế.

"Để đầu tư một hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn phải mất hàng trăm triệu đồng, trong khi đó ngân sách lại có hạn" bà Hòa cho hay.

Để nâng cao hiệu quả việc PCCC trong các cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo các nhà trường, thành lập Ban Chỉ đạo PCCC và cứu nạn cứu hộ. Các trường phải bố trí đủ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy; có đủ trang thiết bị giảng dạy, thực hành được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các cơ sở giáo dục chủ động kiểm tra hệ thống điện, nguồn khí gas tại nhà bếp; bảo đảm nguồn hóa chất thực hành, thí nghiệm rõ nguồn gốc…

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục đang phối hợp với Công an tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng PCCC và cứu nạn cứu hộ cho cán bộ, giáo viên, học sinh và học viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức và hành động…

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của người dân miền núi

Quảng Ngãi: Triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của người dân miền núi

Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương miền núi Quảng Ngãi đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.