Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thanh Hóa: Tìm giải pháp cho tình trạng thiếu giáo viên

Quỳnh Trâm - 19:55, 11/08/2023

Thanh Hóa đang thiếu hơn 10.250 giáo viên, đứng đầu trong số các tỉnh, thành ở cả nước về tình trạng thiếu giáo viên. Điều này đang gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và cuộc sống học tập của hàng ngàn học sinh.

Các huyện miền núi Thanh Hóa là những đơn vị có tỷ lệ thiếu giáo viên cao nhất.
Các huyện miền núi Thanh Hóa là những đơn vị có tỷ lệ thiếu giáo viên cao nhất.

Nan giải thiếu giáo viên ở các huyện miền núi

Theo ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, hiện tại, số lượng giáo viên biên chế ở các cấp học chỉ đạt hơn 40.430 người, so với định mức còn thiếu gần 6.900 giáo viên.

Như tại huyện Mường Lát, năm học 2022 - 2023, huyện có 736/825 biên chế được giao. Một số trường, như: Tiểu học Trung Lý 1, Trung Lý 2, Tây Tiến; Mầm non Mường Chanh, Quang Chiểu, Mường Lý... có tỷ lệ thiếu giáo viên cao nhất.

Còn tại huyện Ngọc Lặc, năm học vừa qua toàn huyện có hơn 30 nghìn học sinh theo học ở hơn 1.000 lớp học tại 75 trường học từ mầm non đến THCS. So với quy định, còn thiếu hơn 200 giáo viên...

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, huyện Ngọc Lặc đưa ra nhiều phương án như tuyển mới, ưu tiên chuyển số giáo viên đang dạy hợp đồng vào ngạch viên chức theo chỉ tiêu được phân bổ, luân chuyển giáo viên về vùng sâu, vùng xa công tác, phân công giáo viên dạy liên trường...

Ông Trần Văn Thức lý giải, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do số biên chế giáo viên tỉnh được giao (gần 1.700) thấp hơn định mức, trong khi hằng năm vẫn phải cắt 10% biên chế theo Nghị quyết 19 của Trung ương. Nhiều năm trước, các địa phương ở Thanh Hóa không tuyển giáo viên bổ sung cho số nghỉ hưu, điều này dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực giáo viên hiện nay. Hiện tại, đã có cơ chế chỉ tiêu tuyển giáo viên, nhưng một số huyện thị, thành phố chưa kịp xây dựng kế hoạch hoặc phải cân đối việc thừa, thiếu giáo viên giữa các cấp học (trường trung học cơ sở đang thừa giáo viên, trong khi trường tiểu học và trường mầm non đang thiếu giáo viên).

Cần có giải pháp phù hợp

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn nhân lực giáo viên và đảm bảo chất lượng giáo dục. Sở sẽ phối hợp với ngành Nội vụ hướng dẫn các địa phương tuyển dụng hết chỉ tiêu biên chế được giao và ưu tiên tuyển trước số giáo viên ở các bộ môn còn thiếu nhiều. Ngoài ra, tỉnh còn bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp và dạy tăng tiết để tối ưu hóa nguồn nhân lực giáo viên.

Để giải quyết tình trạng hiện nay, cơ quan chức năng cần quan tâm hơn đến công tác tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt đối với các vùng miền núi khó khăn, cần tạo điều kiện thu hút giáo viên.

Đặc biệt là điều kiện thuận lợi về môi trường sống và làm việc. Đồng thời, cần xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính và phúc lợi xã hội cho giáo viên, giúp họ cảm thấy ổn định và động viên họ gắn bó lâu dài với công tác giảng dạy tại miền núi. Bên cạnh đó, cần xây dựng chương trình tuyển dụng giáo viên hiệu quả, phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của từng trường học.

"Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tuyển hết chỉ tiêu trước năm học mới. Nếu đơn vị, cơ quan liên quan chậm trễ gây khó khăn thì cần kiểm điểm trách nhiệm và thậm chí xử lý kỷ luật. Việc sắp xếp lại mạng lưới trường lớp và điều động giáo viên để đảm bảo cân đối nguồn nhân lực giáo viên giữa các trường học, không có tình trạng “quá nhiều trường lớp” hoặc những trường không thiếu vẫn có giáo viên về, trường đang thiếu giáo viên thì lại không”.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa


Tin cùng chuyên mục
Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các nhà trường tại những vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ thực hiện giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình theo khung thời gian năm học, không gây áp lực, quá tải cho giáo viên và học sinh.