Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa thiếu giáo viên nghiêm trọng

Quỳnh Trâm - 12:24, 12/08/2022

Trong 63 tỉnh, thành cả nước, Thanh Hóa là một trong những địa phương thiếu giáo viên nhiếu nhất. Trong đó, số giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đang thiếu là 6.341 người. Còn ở cấp THPT, số giáo viên đang thiếu là 384 người.

Một lớp học ghép tại huyện Mường Lát - một trong những huyện thiếu nhiều giáo viên nhất ở tỉnh Thanh Hóa
Một lớp học ghép tại huyện Mường Lát - một trong những huyện thiếu nhiều giáo viên nhất ở tỉnh Thanh Hóa

Theo ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, tình trạng thiếu giáo viên tại Thanh Hóa là nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục. Vấn đề tuyển dụng giáo viên tại Thanh Hóa dù đang gấp rút, nhưng vẫn còn nhiều thủ tục liên quan cần giải quyết.

Là tỉnh thiếu giáo viên nhiều nhất cả nước, nhưng năm học 2022 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được phân bổ chỉ tiêu bổ sung giáo viên không phải nhiều nhất, khi chỉ đứng thứ 3 - sau TP. Hà Nội và tỉnh Nghệ An.

Theo phân bổ, Thanh Hóa được bổ sung 1.681 chỉ tiêu giáo viên. Ở cấp THPT, số chỉ tiêu này được phân bổ rõ ràng. Còn với cấp tiểu học, THCS và mầm non, con số chỉ tiêu cho từng bậc học chưa có. Vì thế, sẽ còn nhiều bước tính toán, phân bổ cụ thể mới có thể tuyển được giáo viên cho năm học mới, ông Trần Văn Thức cho biết.

Được biết, trong những năm qua, để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai một số giải pháp mang tính trước mắt, như: Chuyển giáo viên hợp đồng đang dạy học tại cấp THCS hoặc cấp tiểu học xuống cấp mầm non theo Nghị định 06 và Thông tư 09 (hưởng chế độ tương đương viên chức); hợp đồng giáo viên thỉnh giảng...

Đối với các huyện miền núi trong tỉnh, dù được ưu tiên chỉ tiêu, nhưng hiện nay, các địa phương này vẫn thiếu giáo viên, do địa bàn rộng, trường có nhiều điểm lẻ. Bên cạnh đó, giáo viên Tin học, Ngoại ngữ đang thiếu trầm trọng vì không có nguồn tuyển, dù có chỉ tiêu.

Trước đó, tháng 12/2021, các cơ quan liên ngành tỉnh Thanh Hóa gồm Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính đã tổ chức làm việc với UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để thẩm định, tổng hợp số lượng giáo viên còn thiếu của các cấp học.

So với biên chế được giao năm 2022, thì nhu cầu biên chế các cấp học còn thiếu tại Thanh Hóa là 6.725 chỉ tiêu. Trong đó, mầm non thiếu 1.688 người; tiểu học thiếu 3.121 người; THCS thiếu 1.532 người; THPT thiếu 384 người.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.