Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Nhiều trẻ em chưa đến trường vì thiếu giáo viên

PV - 10:12, 05/10/2018

Năm học mới 2018-2019 đã bắt đầu hơn 1 tháng, song tại Cao Bằng vẫn tái diễn tình trạng thiếu giáo viên ở tất cả các cấp học, nhất là cấp mầm non ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK khiến cho trẻ em ở vùng này vẫn chưa được ra lớp học.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, toàn tỉnh hiện còn thiếu 215 giáo viên. Trong đó, cấp mầm non thiếu 66 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 53 giáo viên, cấp trung học cơ sở thiếu 74 giáo viên, cấp trung học phổ thông thiếu 22 giáo viên. Năm học 2018 - 2019, tình hình thiếu giáo viên càng tăng cao hơn vì biên chế giao thấp hơn các năm trước. Tuy nhiên đến nay, UBND tỉnh Cao Bằng chưa có kế hoạch tuyển dụng thêm viên chức cho ngành Giáo dục.

Tỉnh Cao Bằng cần chủ động trong công tác tuyển dụng, bố trí giáo viên mầm non để đảm bảo chất lượng giáo dục. Tỉnh Cao Bằng cần chủ động trong công tác tuyển dụng, bố trí giáo viên mầm non để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Tại huyện Bảo Lạc, tính đến cuối tháng 9/2018 còn thiếu 25 giáo viên các cấp; trong đó, cấp mầm non thiếu 2 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 15 giáo viên, cấp trung học cơ sở thiếu 8 giáo viên. Nguồn giáo viên có nhu cầu hợp đồng giảng dạy tại huyện Bảo Lạc lại đang khan hiếm, nhất là giáo viên các bộ môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật… Tình trạng này gây nhiều khó khăn cho ngành Giáo dục địa phương trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học mới.

Điển hình như năm học mới đã được hơn 1 tháng, nhưng hơn 20 trẻ mẫu giáo tại xóm Mí Lũng (xã Hồng An, huyện Bảo Lạc) vẫn chưa được ra lớp học vì không có giáo viên giảng dạy. Mặc dù, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lạc và Trường Mầm non xã Hồng An đã tích cực, chủ động tìm kiếm, liên hệ nhưng do điểm trường đi lại khó khăn, lương hợp đồng thấp nên đến nay, vẫn chưa tìm được giáo viên cho điểm trường này.

Điểm Trường Tiểu học xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc) cũng đang thiếu một giáo viên chính. Hiệu trưởng nhà trường phải dồn lớp để bố trí đủ giáo viên lên lớp. Trước đó, năm học 2017-2018, cũng tại xã Khánh Xuân, gần 30 trẻ mẫu giáo tại xóm Cà Lò đã không được ra lớp học, vì không có giáo viên giảng dạy; đây là thiệt thòi lớn cho các em. Việc trẻ đến tuổi mẫu giáo không được ra lớp học cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ ra lớp trên địa bàn huyện Bảo Lạc.

Hiện nay, trên địa bàn huyện, nhiều lớp mầm non có từ 25-40 trẻ nhưng chỉ có 1 giáo viên đứng lớp. Đa số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non ngoài công tác quản lý phải kèm dạy thêm 1 lớp.

Trao đổi về vấn đề thiếu giáo viên, bà Hoàng Thị Đà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biết, huyện đã chỉ đạo ngành Giáo dục chủ động tìm giáo viên hợp đồng giảng dạy. Huyện cũng đã rà soát việc sử dụng biên chế giáo viên các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong toàn huyện để điều tiết lại biên chế giữa các xã cho phù hợp, đảm bảo sử dụng hiệu quả biên chế sự nghiệp giáo dục trong toàn huyện. Tuy nhiên, đến nay các điểm trường thuộc vùng khó khăn của huyện vẫn chưa bố trí được giáo viên.

Ông Vũ Văn Dương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng cho biết: Để khắc phục việc thiếu giáo viên trong năm học này, Sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Phòng Giáo dục và Đào tạo được hợp đồng với giáo viên giảng dạy những môn còn thiếu giáo viên. Bên cạnh đó, điều chuyển giáo viên ở các trường có số lượng giáo viên nhiều, đến dạy tăng cường ở những trường thiếu nhiều giáo viên. Đối với những môn đặc thù (Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh), Sở cho phép các trường cho giáo viên được dạy ở nhiều trường khác nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề.

Thiết nghĩ, tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên thực hiện vấn đề này một cách cứng nhắc và máy móc. Vì vậy, ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK nếu thiếu giáo viên, các địa phương vẫn cần chủ động tuyển dụng một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng giáo dục dân tộc và miền núi.

CHU HIỆU

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.