Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sản xuất nông nghiệp vùng DTTS, miền núi: Hiệu quả nâng cao khi được cơ giới hóa

Khắc Điệp - Thu Trang - 11:36, 07/06/2021

Trong những ngày này, nông dân huyện Lục Yên (Yên Bái) đang khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa Đông Xuân. Để đẩy nhanh tiến độ, bà con nông dân đã đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch, vừa giải phóng sức lao động, lại tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lục Yên đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa vụ Xuânn
Nông dân trên địa bàn huyện Lục Yên đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa vụ Xuânn

Chưa đến 15 phút, hơn 3 sào lúa của gia đình chị Phùng Thị Linh ở thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô đã được gặt xong và đóng bao gọn gàng, gia đình chỉ việc đem về nhà. Trước đây, để thu hoạch được 1 sào lúa, gia đình chị Linh phải thuê từ 2 - 3 nhân công với giá 200 nghìn đồng/người/ngày thì bây giờ thuê gặt bằng máy, 1 sào chỉ mất 180 nghìn đồng, chị đã tiết kiệm được 420 nghìn đồng. Thêm vào đó, thời gian thu hoạch cũng nhanh hơn, trong vòng 1 ngày là thu hoạch xong mấy sào lúa thay vì cả tuần như trước đây.

Tương tự, việc sử dụng máy gặt đập liên hợp cũng giúp gia đình bà Hoàng Thị Bạch (cùng thôn) thu hoạch lúa nhanh hơn, không mất nhiều sức lao động, tránh được những bất lợi do thời tiết, chủ động thời gian cho sản xuất vụ sau. Ưu điểm của các loại máy gặt đập liên hợp là thu hoạch nhanh với thời gian từ 15-20 phút/sào, hạt lúa lại sạch chỉ việc đóng bao đem về phơi. Bà Hoàng Thị Bạch, thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô nói: “Trước đây phải tự gặt tay thủ công, gia đình phải thuê nhiều người đến gặt mất 1 ngày mới xong, chi phí cao, nay thuê máy gặt đập như thế này, vừa nhàn, chi phí cũng giảm rõ rệt, tiết kiệm cho chúng tôi rất nhiều”.

Trước đây, vào vụ thu hoạch, người nông dân phải tập trung hết nhân lực, nhiều gia đình phải đi thuê thêm người thực hiện các công đoạn như: Gặt, vận chuyển, tuốt lúa để thu hoạch cho kịp thời vụ. Đến nay, máy móc đã thay thế sức người, vào vụ gặt mỗi gia đình chỉ cần 2-3 người đứng chờ để chở lúa về nhà, giúp người nông dân giảm được nhân công lao động. Đối với những gia đình có nhiều lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp thì việc đưa máy gặt vào thu hoạch lúa đã khắc phục được việc thiếu lao động trong lúc mùa vụ bận rộn, giúp bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ, kịp thời giải phóng đất để sản xuất vụ mùa.

Thấy được tiện ích và hiệu quả của việc cơ giới hóa khi sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa và nhu cầu sử dụng loại máy này ngày càng cao, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư mua máy gặt đập liên hợp để làm dịch vụ. Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng trên 20 máy gặt đập liên hợp giúp bà con đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, giảm sức lao động, tạo sự chủ động trong sản xuất.

Cơ giới hóa trong sản xuất giúp đẩy nhanh tiến dộ sản xuất, thu hoạch, giải phóng bớt sức lao động cho người nông dân
Cơ giới hóa trong sản xuất giúp đẩy nhanh tiến dộ sản xuất, thu hoạch, giải phóng bớt sức lao động cho người nông dân (Ảnh minh họa)

Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Những năm gần đây, việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa và làm đất trên địa bàn huyện đã được nhân rộng, phổ biến ở nhiều địa phương trong huyện. Điều này đã mang lại nhiều ưu điểm, lợi thế cho người nông dân, đó là đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng năng suất và giải phóng sức lao động. Đặc biệt, nhờ đưa cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa đã xử lý triệt để nguồn rơm rạ, lúa sau khi được tuốt ra đóng bao, thân rạ được máy cắt nhỏ để trên ruộng, rất tiện cho nông dân khi làm đất chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Hạn chế được tình trạng rơm chất đống tràn làn trên đường, cũng như việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường”.

Việc đưa các loại máy móc hiện đại vào các khâu từ làm đất đến khi thu hoạch là một bước tiến quan trọng trong chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang cơ giới hóa của người nông dân. Qua đó góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện miền núi Lục Yên./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.