Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cơ giới hóa trong sản xuất ở vùng DTTS và miền núi: Vì sao vẫn là “điểm trũng”?

PV - 17:58, 26/06/2018

hời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS mua máy móc, nông cụ đã được triển khai. Tuy vậy, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất ở nhiều cộng đồng DTTS vẫn rất thấp; dù không còn canh tác theo kiểu “chọc lỗ tra hạt” nhưng năng suất lao động vẫn chủ yếu dựa vào sức người là chính.

Tỷ lệ cơ giới hóa thấp

Tây Trà (Quảng Ngãi)-một trong những huyện nghèo nhất nhì cả nước, là địa phương có gần 85% dân số là đồng bào dân tộc Cor. Theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 09/1/2018 phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, đầu năm, toàn huyện Tây Trà có 3.416 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 75,08%). Đến cuối năm 2017, số hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 3.238 hộ (chiếm tỷ lệ 70,54%); trong đó 3.233/3.238 hộ nghèo là đồng bào DTTS, 2.919/3.233 hộ nghèo về thu nhập

Ruộng bậc thang chia cắt nên đồng bào DTTS vẫn canh tác theo kiểu truyền thống. Ruộng bậc thang chia cắt nên đồng bào DTTS vẫn canh tác theo kiểu truyền thống.

 

Một trong những nguyên nhân khiến hộ nghèo ở Tây Trà chủ yếu nghèo về thu nhập là do hoạt động sản xuất chính của người dân là nông, lâm nghiệp. Trong khi đó, việc áp dụng máy móc vào sản xuất còn rất hạn chế.

Như ở xã Trà Phong, toàn xã có 7 thôn thì chỉ có 3 chiếc máy cày. Đây là 3 chiếc máy được hỗ trợ cho xã từ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II. Xã đã chuyển giao cho 3 thôn là Trà Nga, Trà Niêu và Gò Rô, mỗi thôn một máy để quản lý; thôn phân công người sử dụng để luân phiên làm đất cho bà con trước mỗi mùa vụ.

Không riêng Trà Phong-rộng ra là cả huyện Tây Trà, mà ở những địa bàn có đồng bào dân tộc Cor sinh sống (tập trung nhiều nhất ở huyện Trà Bồng-Quảng Ngãi; huyện Nam Trà My, Bắc Trà My-Quảng Nam), tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất cũng rất thấp. Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS, cộng đồng dân tộc Cor chỉ có 43 hộ có máy kéo/máy cày, chiếm tỷ lệ 0,5% tổng số hộ.

Thiếu máy móc phục vụ sản xuất nên trong canh tác, đồng bào Cor chủ yếu dựa vào sức người và sức cày kéo của gia súc, chủ yếu là bò. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS cho thấy, bình quân mỗi hộ đồng bào Cor có 1 con bò; còn số lượng trâu rất ít, bình quân chỉ có 0,2 con/hộ.

Trong sản xuất, đồng bào Cor vẫn bỏ công sức rất nhiều mà thu nhập từ sản xuất lại rất thấp, chỉ đạt xấp xỉ 700 nghìn đồng/người/tháng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Cor hiện vẫn rất cao, chiếm 65,7% tổng số hộ.

Nhưng người Cor không phải là cộng đồng DTTS có tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất thấp nhất. Trong 53 DTTS thì có đến 8 dân tộc có tỷ lệ gia đình có máy kéo/máy cày dưới 1% trên tổng số hộ; cá biệt có 3 dân tộc không có gia đình nào có máy kéo/máy cày hay các phương tiện máy móc khác để phục vụ sản xuất, gồm: Ơ-đu, Chứt và Si La. Vì thế, thu nhập của các dân tộc này rất thấp, như: dân tộc Chứt chỉ đạt hơn 533 nghìn đồng/người/tháng, dân tộc Ơ-đu chỉ đạt hơn 566 nghìn đồng/người/tháng;…

Gỡ “nút thắt” ruộng đồng manh mún

Hiệu quả của việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã được chính đồng bào nhận thức được. Như cộng đồng người Cor ở thôn Gò Rô, xã Trà Phong (Tây Trà, Quảng Ngãi), chiếc máy cày được hỗ trợ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, cái mà bà con quen gọi là “con trâu sắt”, đã giúp họ làm ruộng nhanh hơn.

Ông Hồ Văn Rô, người được thôn Gò Rô phân công sử dụng máy cày để cày bừa cho bà con trong thôn chia sẻ: Với 2 sào ruộng lúa nước thì cũng phải cuốc mấy ngày mới xong, sau đó còn phải thuê trâu bò về bừa, tính ra rất tốn kém. Từ khi có “con trâu sắt”, bà con chủ động hơn trong việc sản xuất, đồng thời giảm sức lao động từ 30-40% so với trước đây và thu nhập cũng được nâng lên.

Nhận thức được tác dụng của việc đưa máy móc vào sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập, vậy tại sao tỷ lệ cơ giới hóa ở nhiều cộng đồng DTTS vẫn thấp như vậy? Dù không còn canh tác theo kiểu “chọc lỗ tra hạt” nhưng ở nhiều bản làng, người nông dân vẫn dựa vào sức người là chính, thu nhập đem lại chẳng bù được với lượng mồ hôi đã đổ trên nương rẫy.

Nếu nói là thiếu kinh phí để mua sắm nông cụ, máy móc thì cũng chưa hoàn toàn chính xác, dù rằng trên thực tế nguồn thu nhập của nhiều cộng đồng DTTS hiện rất thấp. Thời gian qua, nhiều cơ chế hỗ trợ đồng bào DTTS mua máy móc, nông cụ đã được triển khai; gần đây nhất là trong chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Chương trình 135, Chương trình 30a đều có nội dung hỗ trợ này. Ngoài ra, hộ DTTS nghèo còn được vay vốn ưu đãi tín dụng để phát triển sản xuất.

Nhưng kết quả giải ngân nhiều nguồn vốn hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc bị “treo” lại do người dân không mặn mà. Chỉ tính riêng thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg, hết năm 2016 (hết thời hạn thi hành chính sách-Pv) chỉ mới giải ngân được 70% vốn giao thực hiện (Theo Báo cáo số 92/BC-UBDT ngày 12/7/2017 của Ủy ban Dân tộc).

Theo tìm hiểu của phóng viên, một nguyên nhân khách quan khiến đồng bào DTTS không mặn mà với chính sách hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ là do điều kiện đất đai canh tác không thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa. Với đặc thù là miền núi, ruộng đồng theo kiểu bậc thang, manh mún nên việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng gặp không ít khó khăn.

Như ở xã Trà Phong của huyện Tây Trà (Quảng Ngãi), toàn xã có 45ha diện tích ruộng lúa nước, nhưng chỉ có khoảng 50% diện tích là có thể đưa máy cày, bừa vào hỗ trợ nông dân sản xuất. Tính rộng ra toàn huyện Tây Trà, với gần 95% đất tự nhiên là đồi núi chia cắt thì việc nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất là rất khó khăn. Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều địa phương miền núi khác.

Nhưng khó không có nghĩa là cứ để bà con tiếp tục canh tác theo cách “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Để tăng năng suất, giải phóng sức lao động, từ đó nâng cao thu nhập, giảm nghèo hiệu quả thì phải tăng tỷ lệ cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. “Nút thắt” chính là ruộng đồng manh mún, chia cắt. Để tháo được “nút thắt” này thì việc đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa theo đặc điểm đất đai của từng địa phương có thể là giải pháp hữu hiệu.

Nhận thức được tác dụng của việc đưa máy móc vào sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập, vậy tại sao tỷ lệ cơ giới hóa ở nhiều cộng đồng DTTS vẫn thấp như vậy? Dù không còn canh tác theo kiểu “chọc lỗ tra hạt” nhưng ở nhiều bản làng, người nông dân vẫn dựa vào sức người là chính, thu nhập đem lại chẳng bù được với lượng mồ hôi đã đổ trên nương rẫy.

Sỹ Hào

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.