Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

    Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

    Tìm trong di sản - 08:30, 04/05/2024

    Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
  • Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

    Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

    Tìm trong di sản - 13:00, 01/05/2024

    Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
  • Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

    Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

    Tìm trong di sản - 14:25, 26/04/2024

    Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
  • Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

    Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

    Tìm trong di sản - 07:54, 19/04/2024

    Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
  • Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

    Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

    Tìm trong di sản - 06:46, 19/04/2024

    Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
  • Kho báu xanh nơi non thiêng Nghĩa Lĩnh

    Kho báu xanh nơi non thiêng Nghĩa Lĩnh

    Tìm trong di sản - 06:20, 14/04/2024

    Non thiêng Nghĩa Lĩnh- Nơi hội tụ khí thiêng sông núi với hệ thống đền thờ các Vua Hùng không chỉ lắng đọng ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa và những giá trị tâm linh mà còn hấp dẫn, thu hút du khách bởi hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú, có giá trị về mặt đa dạng sinh học. Được xếp loại rừng lịch sử - văn hóa - môi trường trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, thảm thực vật với điểm nhấn là hệ thống những cây cổ thụ quý, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là một thắng cảnh độc đáo vừa uy nghiêm, linh thiêng mà hài hòa, gần gũi, điểm về nguồn tri ân công đức tổ tiên của con Lạc cháu Hồng khắp mọi miền Tổ quốc.
  • Xên bản, Xên mường – Lễ hội mang ước nguyện về cuộc sống ấm no của đồng bào Thái

    Xên bản, Xên mường – Lễ hội mang ước nguyện về cuộc sống ấm no của đồng bào Thái

    Tìm trong di sản - 06:47, 11/04/2024

    Lễ hội Xên bản, Xên mường là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng, được cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Sơn La lưu giữ qua nhiều đời. Nghi thức tâm linh này mang đậm tính nhân văn, thể hiện khát vọng về một cuộc sống an lành và mong muốn mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, nảy nở.
  • Cho phép khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc tại Thừa Thiên Huế

    Cho phép khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc tại Thừa Thiên Huế

    Tìm trong di sản - 05:52, 11/04/2024

    Theo ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 9/4, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép thăm dò, khai quật khảo cổ tại Di tích Tháp đôi Liễu Cốc thôn Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Cùng “bắt tay” bảo vệ di sản văn hóa

    Cùng “bắt tay” bảo vệ di sản văn hóa

    Tìm trong di sản - 19:28, 09/04/2024

    Di sản văn hóa là tài sản chung của quốc gia. Để bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa của dân tộc, thì các bộ ngành, địa phương cần phải “bắt tay” nhau, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.
  • Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

    Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

    Tìm trong di sản - 07:41, 05/04/2024

    Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.