Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Thái Sơn Ngọc - 19:49, 26/12/2024

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.

Toàn cảnh buổi kiểm tra, giám sát của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tại UBND huyện Thuận Nam.
Toàn cảnh buổi kiểm tra, giám sát của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tại UBND huyện Thuận Nam

Tại huyện Thuận Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện tiếp làm việc với Đoàn giám sát. Theo báo cáo của UBND huyện Thuận Nam, địa phương được giao 27.068,6 triệu đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024. Trong đó, Trung ương hỗ trợ vốn sự nghiệp 12.894,4 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển 9.319,1 triệu đồng; vốn đối ứng địa phương 4.885,1 triệu đồng, bao gồm sự nghiệp 1.842,1 triệu đồng và vốn đầu tư phát triển 3.043 triệu đồng. Tính đến nay, huyện Thuận Nam đã giải ngân vốn đầu tư phát triển 11.984 triệu đồng, đạt 96,95% vốn phân bổ; vốn sự nghiệp giải ngân 11.472,3 triệu đồng, đạt 77,85% vốn phân bổ.

Bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam báo cáo với Đoàn kiểm tra, giám sát Chương trình MTQG 1719 của ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận.
Bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam báo cáo với Đoàn kiểm tra, giám sát Chương trình MTQG 1719 của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận

Nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 phát huy hiệu quả đầu tư, tạo sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các xã Phước Hà, Phước Ninh, Phước Nam. Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam kiến nghị Đoàn giám sát đề nghị cấp trên sớm phân bổ nguồn vốn từ đầu năm để địa phương thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Đồng thời, cần nâng nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở từ 40 triệu đồng hiện nay lên 60 triệu đồng, vốn chuyển đổi nghề từ 10 triệu đồng lên 40 triệu đồng, giúp người dân vùng dự án có điều kiện ổn định nhà ở, tạo sinh kế vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phát biểu kết luận buổi giám sát tại huyện Thuận Nam, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận ghi nhận các kiến nghị của địa phương báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời gian tới. Đồng thời đề nghị UBND huyện tiếp tục chỉ đạo giải ngân nguồn vốn phân bổ năm 2024. Xây dựng báo cáo Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025.

Ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phát biểu kết luận buổi giám sát tại UBND huyện Thuận Nam.
Ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phát biểu kết luận buổi giám sát tại UBND huyện Thuận Nam

Tại huyện Ninh Phước, báo cáo với Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, năm 2024, địa phương được Chương trình MTQG 1719 phân bổ kinh phí 20.915 triệu đồng; vốn Trung ương 17.955 triệu đồng, vốn địa phương 2.960 triệu đồng. Bao gồm vốn đầu tư phát triển của Trung ương 1.495 triệu đồng, vốn địa phương 180 triệu đồng; vốn sự nghiệp của Trung ương 16.461 triệu đồng, vốn địa phương 2.780 triệu đồng. Kết quả giải ngân đến 10/12/2024 được 9.933,59 triệu đồng, đạt 47,49% nguồn vốn phân bổ. Mục tiêu của UBND huyện Ninh Phước phấn đấu đến 31/12/2024, giải ngân đạt 100% vốn phân bổ trong năm 2024.

Toàn cảnh buổi kiểm tra, giám sát của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tại huyện Ninh Phước.
Toàn cảnh buổi kiểm tra, giám sát của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tại huyện Ninh Phước

Nguồn vốn giải ngân tập trung thực hiện Dự án 1 với số tiền 774,8 triệu đồng thi công công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 600 hộ dân thị trấn Phước Dân. Giải ngân 398 triệu đồng hỗ trợ 13 hộ thôn Liên Sơn 2 mua 26 con bò cái giống sinh sản theo Dự án 3. Thi công hạ tầng thiết yếu theo Dự án 4 cho 6 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS với kinh phí giải ngân 7.313,2 triệu đồng. Nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển giáo dục theo Dự án 5 giải ngân 338,48 triệu đồng mua sắm thiết bị cho Trường Phổ thông DTNT THCS Ninh Phước và tổ chức lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động đồng bào DTTS. Giải ngân 486,3 triệu đồng thực hiện Dự án 6 cải tạo nhà trưng bày thổ cẩm Mỹ Nghiệp và mua sắm thiết bị cho các nhà văn hóa vùng đồng bào DTTS... Nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 thực hiện trên địa bàn huyện Ninh Phước tác động tạo sinh kế tăng thu nhập cho các hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS.

Ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phát biểu kết luận buổi giám sát tại UBND huyện Ninh Phước.
Ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phát biểu kết luận buổi giám sát tại UBND huyện Ninh Phước

Phát biểu kết luận buổi giám sát tại huyện Ninh Phước, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đề nghị UBND huyện Ninh Phước hoàn chỉnh báo cáo cụ thể nguồn vốn của các dự án. Hiện còn Dự án 4 là 9.297,8 triệu đồng, Dự án 5 là 1.037,4 triệu đồng, Dự án 6 là 525,7 triệu đồng chưa giải ngân. Ông Dương ghi nhận các kiến nghị của UBND huyện Ninh Phước về nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà, chuyển đổi nghề. Các vướng mắc trong việc giải ngân vốn tín dụng ưu đãi cho đồng bào DTTS vay từ Ngân hàng Chính sách phối hợp các ngành tháo gỡ trong thời gian tới. UBND huyện Ninh Phước cần tiến hành đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021- 2025. 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chòm riêng chà pây của đồng bào Khmer

Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chòm riêng chà pây của đồng bào Khmer

Ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long thông tin, trong năm 2024, Ban Dân tộc đã phối hợp Trường Năng khiếu Nghệ thuật và Thể dục Thể thao tỉnh Vĩnh Long cùng UBND các huyện, thị xã có đông đồng bào Khmer, các chùa Khmer trên địa bàn, mở các lớp truyền dạy văn hóa nghệ thuật nói chung và loại hình nghệ thuật Chòm riêng chà pây cho đồng bào Khmer địa phương. Việc truyền dạy nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống đồng bào Khmer.