Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Rào cản mang tên học phí

Hồng Phúc - 14:41, 16/06/2020

“Học phí đại học” là một trong những từ khóa được nhắc tới nhiều nhất những ngày qua, khi các trường đại học công lập đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2020 và mức học phí mới. Trong đó, nhiều trường được tự chủ đã công bố mức học phí tăng gấp 2, thậm chí là gấp 5 lần, lên đến 50 - 70 triệu đồng/năm.

Học phí đại học tăng sẽ là một áp lực lớn với SV có điều kiện kinh tế gia đình không được khá giả
Học phí đại học tăng sẽ là một áp lực lớn với SV có điều kiện kinh tế gia đình không được khá giả


Trên thực tế, các trường công lập được Nhà nước lo cho cơ sở hạ tầng, thiết bị, không phải đóng thuế... Học phí thu được được quyền chi tiêu tất cả, thậm chí không hoàn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị... cho Nhà nước. Trong khi đó, các trường tư phải lo tất, từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cho đến thuế... Vậy mà mức học phí mới ở nhiều trường công còn cao hơn cả trường tư.

Không ít những nỗi lo có cơ sở rằng, với mức học phí như vậy, liệu cánh cửa đại học có còn rộng mở cho học sinh nghèo? Đối với sinh viên (SV), nếu với mức học phí lên đến 70 triệu đồng/năm, mỗi SV sẽ phải mất ít nhất 8 - 10 triệu đồng/tháng để sống tối thiểu! 

 Trong khi đó, tín dụng SV hiện nay chưa theo kịp tốc độ tăng học phí. Theo Quyết định số 1656/QĐ-TTg năm 2019 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, SV, mức cho vay tối đa mới là 2,5 triệu đồng/tháng/SV. Với mức vay thấp, SV nghèo muốn học đại học chỉ có thể lựa chọn trường/chương trình đại trà, học phí thấp nhất, khó có thể tiếp cận trường/chương trình chất lượng cao, học phí cao. 

 Đặc biệt, sau dịch Covid-19, khi thu nhập của người dân còn nhiều khó khăn, thì việc tăng cao học phí một cách đột ngột lại càng gây áp lực lớn hơn đối với việc học của các em. Do vậy, các nhà trường cần phải giải trình được cần đầu tư vào đâu, chi phí cho những hoạt động như thế nào và nên tăng học phí theo lộ trình. Đừng để gánh nặng học phí trở thành rào cản đến với con đường tri thức của thế hệ trẻ. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.