Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Tăng cường giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

PV - 15:48, 19/11/2018

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã và đang đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lực lượng thanh niên là người DTTS. Cụ thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề cho 3.895 học sinh, sinh viên với tổng mức hỗ trợ trên 20 tỷ đồng; trong đó có 3.451 người là DTTS; 191/4.011 doanh nghiệp có chủ sở hữu là người DTTS đã thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 62.500 người.

Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai cũng quan tâm tuyển dụng hợp đồng đối với sinh viên DTTS đã tốt nghiệp các trường đại học vào làm việc tại các cơ quan để từng bước tuyển dụng vào biên chế chính thức. Trong năm 2017 đã có 106 thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức do tỉnh tổ chức…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn một số lượng lớn người lao động DTTS chưa có việc làm và thu nhập ổn định. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn một số lượng lớn người lao động DTTS chưa có việc làm và thu nhập ổn định.

Riêng đối với chính sách cử tuyển, trong 3 năm (2015-2017) đã có 90 sinh viên được tuyển vào các trường đại học, trong số các sinh viên ra trường đã bố trí công việc được 54 em, số còn lại do thiếu biên chế, tham gia dự thi, xét tuyển chưa đạt, chuyên ngành đào tạo không phù hợp… nên chưa được tuyển dụng.

Mặc dù, đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác giải quyết việc làm, tuy nhiên, hiện tỉnh Lào Cai cũng đang phải đối mặt với một thực tế đó là, tỷ lệ người lao động thất nghiệp vẫn còn ở mức cao. Theo thống kê năm 2017, toàn tỉnh Lào Cai có trên 200 nghìn người trong độ tuổi lao động không có việc làm, trong đó có hơn 2.000 thanh niên DTTS.

Thực tế này, đòi hỏi cấp uỷ chính quyền địa phương cần có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả để từng bước tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cùng với đó, bản thân những người trong độ tuổi lao động cần có những đổi mới trong cách chọn nghề phù hợp. Bởi hiện nay, có một bộ phận không nhỏ người lao động (trong đó có người DTTS) đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học còn có tư tưởng muốn được làm việc tại các cơ quan nhà nước vì cho rằng, làm việc tại các doanh nghiệp là chưa ổn định. Từ đó, nhiều lao động qua đào tạo vẫn ở nhà không muốn đi làm ở các doanh nghiệp, chờ cơ hội xin vào Nhà nước…

Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đối thoại với đoàn viên, thanh niên DTTS đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học nhưng chưa có việc làm, hoặc có việc làm không ổn định trên địa bàn toàn tỉnh. Mục đích của Hội nghị là nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng về vấn đề lao động, việc làm của thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học nhưng chưa có việc làm ổn định, qua đó cán bộ tư vấn có định hướng khởi nghiệp, lao động việc làm cho thanh niên trong thời gian tới. Đặc biệt, trong buổi đối thoại, Ban Dân tộc tỉnh cũng mời một số đại biểu là người DTTS đến chia sẻ một số kinh nghiệm khởi nghiệp thành công.

Có thể nói, với cách làm này của Ban Dân tộc tỉnh rất có ý nghĩa. Bởi từ buổi đối thoại trực tiếp, các cơ quan chức năng có sự nhìn nhận đúng đắn và nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học; cũng như có những hoạch định chính sách phù hợp giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên DTTS trên địa bàn toàn tỉnh.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.