Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quảng Trị: Ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

H.T - 10:00, 21/10/2022

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.

Gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của vùng đồng bào DTTS ở huyện Đakrông. (Ảnh: H.T)
Gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của vùng đồng bào DTTS ở huyện Đakrông. (Ảnh: H.T)

Mục đích của kế hoạch nhằm xác định rõ nội dung, trách nhiệm của các cấp, ngành trong tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc . Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn xã hội về công tác dân tộc. Đồng thời phát huy vai trò, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ tỉnh đến địa phương trong thực hiện các chính sách dân tộc. Xác định chiến lược công tác dân tộc là vấn đề cấp bách, lâu dài, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân của người STTS tăng trên 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trong đồng bào DTTS giảm mỗi năm 3 - 4%, riêng huyện nghèo giảm 5%/năm; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu; 98% người DTTS tham gia bảo hiểm y tế; 100% thôn, làng có nhà sinh hoạt cộng đồng truyền thống được sửa chữa, trùng tu định kỳ…

Đến năm 2030, thu nhập bình quân người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả tỉnh; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15%; tỷ lệ người DTTS trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt 35 - 40%, trong đó có ít nhất là 50% là lao động nữ; phấn đấu có 80% hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông lâm nghiệp hàng hóa; ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất bền vững cho các hộ đã di cư tự phát…

Tầm nhìn đến năm 2045, thu nhập bình quân người DTTS đạt trên 1/2 bình quân chung của cả nước; cơ bản không còn hộ nghèo; các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và đời sống của người dân. Kế hoạch cũng đề ra những nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả.

UBND tỉnh yêu cầu Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện miền núi tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược công tác dân tộc, các chính sách, đề án về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện để báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh, bảo vệ tốt môi trường và không gian sinh sống của đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.