Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ban Dân tộc hai tỉnh Bắc Giang - Phú Thọ chia sẻ kinh nghiệm công tác tham mưu, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG

Hoàng Công - Minh Thu - 14:29, 17/10/2022

Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ do ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn vừa có chuyến thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm tham mưu, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tại tỉnh Bắc Giang.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác, có ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cùng cán bộ, công chức Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Tại buổi làm việc, ông Vi Thanh Quyền đã báo cáo khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh; tình hình thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong đó, trọng tâm là công tác tham mưu tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025; những khó khăn vướng mắc và cách làm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện Chương trình của tỉnh Bắc Giang.

Theo đó, lãnh đạo, công chức Ban Dân tộc hai tỉnh đã thẳng thắn trao đổi về kinh nghiệm tham mưu thực hiện công tác dân tộc và tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn các tỉnh. Đặc biệt là chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là công tác tham mưu, triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn đạt hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.