Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Trị: Nông dân thoát nghèo nhờ trồng ngô sinh khối

Hồng Phúc - 15:52, 03/10/2022

Thay vì để ruộng lúa bỏ hoang cho cỏ mọc vì thiếu nước tưới, không thể sản xuất, nông dân Quảng Trị đã trồng ngô sinh khối mang lại hiệu quả cao. Đây là mô hình hứa hẹn giúp bà con nông dân thoát nghèo bền vững.

Trồng ngô sinh khối liên kết 3 nhà: Nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao tại Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.
Trồng ngô sinh khối liên kết 3 nhà: Nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao tại Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết có nhiều thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong vụ hè thu, nhiều diện tích nông nghiệp ở các địa phương không đủ nước tưới nên phải bỏ hoang, hoặc trồng lúa hiệu quả thấp. Theo số liệu thống kê, hàng năm, vụ hè thu toàn tỉnh Quảng Trị, có gần 2.000 ha diện tích đất lúa không đủ nước tưới để sản xuất, tập trung ở một vùng ở các huyện như Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong...

Trước thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đồng hành với người nông dân để triển khai mô hình sản xuất ngô sinh khối trên đất lúa thiếu nước, đồng thời liên kết với Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị để tiêu thụ sản phẩm.

Anh Hồ Văn Quyết ở thôn Ba De (xã Linh Trường, huyện Gio Linh) cho biết, thường niên, cứ vào vụ hè thu là ruộng lúa đều bỏ hoang cho cỏ mọc vì thiếu nước tưới, không thể sản xuất. Phụ nữ ở thôn, người khoẻ thì dầm mưa dãi nắng làm nghề bóc vỏ cây tràm để kiếm tiền. Những người già yếu thì chỉ biết ở nhà, thất nghiệp.

Thôn Ba De có 104 hộ dân, nhưng có đến 54 hộ nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều sinh sống. Nghề nghiệp chính của bà con chủ yếu sản xuất nông - lâm nghiệp. Vì vậy, khi nghe tin Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị và Tổng công ty Thương mại Quảng Trị triển khai mô hình trồng ngô sinh khối, 32 hộ dân thôn Ba De đã đăng ký tham gia, nay đã có thu nhập khá cao.

Bà con xã Linh Trường huyện Gio Linh thu hoạch ngô sinh khối.
Bà con xã Linh Trường huyện Gio Linh thu hoạch ngô sinh khối.

Việc triển khai mô hình gặp không ít khó khăn, như đầu vụ xảy ra mưa làm lớn ảnh hưởng đến tiến độ làm đất và gieo trồng, nhưng với sự kiên trì chăm chút của bà con, đến nay diện tích ngô đã trổ cờ phun râu, kết hạt, kết quả bước đầu rất khả quan. Đặc biệt mô hình này, có sự liên kết với Tổng công ty Thương mại Quảng Trị thu mua tại ruộng cho bà con, với giá 1.000 đồng/kg chặt ngang gốc cây. Năng suất dự kiến khoảng 50 đến 60 tấn/ha, cho thu nhập 25 triệu/ha.

Mô hình được triển khai tại xã Phong Bình và xã Linh Trường, huyện Gio Linh với 70 hộ tham gia trên diện tích 10 ha (mỗi điểm 5ha), sử dụng giống ngô biến đổi gen NK7328 BT/GT có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp gieo trồng trên đất lúa thiếu nước trong vụ hè thu.

Mô hình này sẽ mở ra hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn; đồng thời tạo bước đột phá mới trong cơ cấu giống cây trồng, phù hợp với đất đai, khí hậu, mùa vụ, làm tăng hệ số sử dụng đất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chuỗi sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Ông Lê Nhật Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Linh Trường cho biết, nhiều năm qua, chính quyền địa phương, đã triển khai nhiều loại cây chống hạn nhưng chưa hiệu quả. Chỉ khi trồng ngô sinh khối mới mang lại thu nhập cao. Vì vậy, đây là hướng đi đúng, đem lại công việc, giúp xoá đói giảm nghèo cho người dân.

Còn ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị thôgn tin thêm, mô hình trồng ngô sinh khối thành công nhờ sự vào cuộc hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp và sự liên kết với Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị bao tiêu sản phẩm, cho nông dân ứng trước phân hữu cơ Sepon để bà con thực hiện mô hình, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông làm việc với các địa phương kiểm tra, theo dõi định kỳ, ấn định thời gian thu hoạch, tổ chức thu mua sản phẩm cuối vụ, nên bà con yên tâm sản xuất.

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, vận động chính quyền, nông dân mở rộng quy mô, sản lượng ngô sinh khối để tăng thu nhập cho nông dân.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.