Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Trị: Nâng cao chất lượng hợp tác xã từ chuyển đổi số

Minh Thu - 10:25, 13/10/2022

Nhiều năm nay, tỉnh Quảng Trị xác định, chuyển đổi số (CĐS) là động lực, giúp cho các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn có được mô hình hoạt động sản xuất, kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí và tối ưu hoá nguồn lực. Sau một thời gian nỗ lực chuyển đổi số, hoạt động của các HTX tại tỉnh Quảng Trị đã có những chuyển biến đáng kể.

Cây khoai môn tại xã Vĩnh Kim, Vĩnh Linh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây
Cây khoai môn tại xã Vĩnh Kim, Vĩnh Linh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây

Góp phần nâng cao hiệu quả, năng suất lao động

Từ năm 2020, HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Phú Hưng (HTX Phú Hưng), địa chỉ tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, được Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị hỗ trợ triển khai ứng dụng phần mềm quản lý và chăm sóc rừng trồng trên điện thoại thông minh.

“Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, tôi có thể cập nhật bản đồ hiện trạng, tọa độ của rừng, thông tin cụ thể vị trí, loại rừng để quản lý dễ dàng. Thành viên được phân công quản lý và bảo vệ rừng báo cáo công việc bằng hình ảnh trực tiếp được chụp và chuyển về Ban Quản trị HTX thông qua phần mềm định vị vệ tinh về địa điểm, hình ảnh và thời điểm tác nghiệp. Phần mềm cập nhật hiện trạng rừng tương đối chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra hướng dẫn chủ rừng thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy tại các khu rừng có nguy cơ cháy cao”, Giám đốc HTX Phú Hưng Lê Văn Thể khẳng định.

Còn tại huyện Hải Lăng, từ năm 2021, HTX Kim Long, xã Hải Quế đã liên kết với Công ty Agridrone, Chi nhánh miền Trung, đưa vào sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho phần lớn diện tích lúa của HTX. 

Ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc HTX Kim Long cho biết: Việc sử dụng drone để phun thuốc BVTV theo cánh đồng lớn, quy mô từ 20 - 30 ha không chỉ nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo sức khỏe cho nông dân, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân công.

Với việc ứng dụng công nghệ số vào trong sản xuất, tỉnh Quảng Trị đang theo đuổi ước mơ trở thành "thủ phủ" nông nghiệp hữu cơ.
Với việc ứng dụng công nghệ số vào trong sản xuất, tỉnh Quảng Trị đang theo đuổi ước mơ trở thành "thủ phủ" nông nghiệp hữu cơ.

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng đã hỗ trợ 50 HTX trên địa bàn huyện, mỗi HTX xây dựng 1 điểm trình diễn phun thuốc BVTV bằng drone với quy mô 10 ha. Trong đó, huyện hỗ trợ 450 ngàn đồng/ha chi phí vận hành drone, các HTX và nông dân chịu chi phí thuốc.

Theo ông Hồ Quốc Minh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng, việc sử dụng drone phun thuốc BVTV, là một trong những động thái của huyện trong việc từng bước CĐS tại các HTX nông nghiệp. Trong thời gian tới, huyện Hải Lăng sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX trong việc mua máy, đào tạo cán bộ vận hành. Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có từ 30 - 50 thiết bị nhằm chủ động trong việc phun thuốc BVTV cho phần lớn diện tích trồng lúa và các loại cây trồng khác.

Đẩy mạnh CĐS trong hoạt động của HTX

Thời gian qua, việc CĐS tại các HTX nông nghiệp đã đem lại một số kết quả bước đầu, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhiều mô hình ứng dụng quy trình công nghệ cao, internet vạn vật vào sản xuất hoa lan đại hồ điệp, hoa ly, dâu tây, cà chua siêu ngọt, dưa lưới đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hơn 1.000ha lúa đã ứng dụng máy bay không người lái trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, nhiều công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big Data) được ứng dụng trong quản lý điều hành, theo dõi an toàn các hồ chứa nước lớn trên địa bàn, cập nhật dữ liệu diễn biến rừng và theo dõi, giám sát cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Có 80 sản phẩm nông sản của tỉnh đã được niêm yết giao dịch trên các sàn thương mại điện tử như voso, Postmart…

Sử dụng drone để phun thuốc bảo vệ thực vật tại Hợp tác xã Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Thục Quyên
Sử dụng drone để phun thuốc bảo vệ thực vật tại Hợp tác xã Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Thục Quyên

Tuy nhiên, quá trình CĐS trong nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, hạ tầng phục vụ cho ứng dụng công nghệ mới chưa đồng bộ; hạ tầng phục vụ sản xuất, hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Khối lượng cơ sở dữ liệu yêu cầu số hóa lớn trong khi nguồn lực đầu tư còn ít. Năng lực ứng dụng công nghệ số của cán bộ HTX, người dân còn hạn chế, thiếu chuyên gia hỗ trợ. 

Bên cạnh đó là những khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng… của tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX, chính sách hỗ trợ còn hạn chế. Tỉ lệ HTX nông nghiệp CĐS và ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, chủ yếu là ứng dụng các công nghệ tự động hóa. Hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các ứng dụng công nghệ chưa đa dạng, chủ yếu là sử dụng các trang mạng xã hội.

Là một trong ba địa phương được Liên minh hợp tác xã Việt Nam phối hợp Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam lựa chọn thí điểm thực hiện CĐS tại các HTX nông nghiệp, hơn một năm qua, tỉnh Quảng Trị xác định CĐS là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp, HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị. Từ đó có những bước đi phù hợp nâng cao cả chất và lượng HTX.

Công nghệ số đang được tỉnh Quảng Trị ứng dụng vào nhiều lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản... ( Ảnh: Bảo Ngọc)
Công nghệ số đang được tỉnh Quảng Trị ứng dụng vào nhiều lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản... ( Ảnh: Bảo Ngọc)

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Trị: Được lựa chọn thí điểm thực hiện CĐS HTX nông nghiệp mở ra cơ hội lớn cho Quảng Trị phát triển kinh tế tập thể theo hướng hiệu quả, bền vững. Cùng với cơ hội được đào tạo, tập huấn chuyển giao kiến thức về kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đầu tư hạ tầng công nghệ số, kết nối internet để khai thác, sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử..., các HTX nông nghiệp ở Quảng Trị sẽ có cơ hội quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm vươn xa hơn.

“Với tình hình thực tế ứng dụng CĐS trong hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, trong thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về CĐS, bảo đảm triển khai hỗ trợ vốn thông qua quỹ hỗ trợ phát triển HTX một cách hiệu quả. Đồng thời có chính sách hỗ trợ HTX sử dụng một số nền tảng CĐS phù hợp, hỗ trợ thành lập HTX cung ứng dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương. Đồng thời, lồng ghép các nội dung đào tạo nâng cao trình độ công nghệ thông tin và kỹ năng CĐS cho cán bộ quản lý HTX; trong đó cập nhật, phổ biến những xu thế ứng dụng công nghệ số mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về phía HTX, cần chủ động tự đổi mới, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản trị, đặc biệt là người đứng đầu HTX”, ông Lê Văn Chiến chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.