Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Phước Sơn (Quảng Nam): Nỗ lực giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

T.Nhân-H.Trường - 08:42, 27/11/2024

Ngày 26/11, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về kết quả triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì buổi làm việc với huyện Phước Sơn về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì buổi làm việc với huyện Phước Sơn về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo UBND huyện Phước Sơn, tổng kế hoạch vốn địa phương được bố trí năm 2024 (bao gồm cả vốn năm 2022, 2023 chuyển sang) thực hiện các Chương trình là 515,5 tỷ đồng.

Tính đến 15/11, đã giải ngân hơn 221 tỷ đồng, đạt 43,2%, trong đó: Vốn năm 2022, 2023 kéo dài đã giải ngân hơn 126 tỷ đồng (đạt gần 62%); vốn năm 2024 giải ngân hơn 95 tỷ đồng (đạt 31%).

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn thực hiện 7 dự án gồm: Duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; Phát triển giáo dục nghề nghiệp và việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá Chương trình.

Huyện Phước Sơn cam kết giải ngân 100% trong năm nay đối với nguồn vốn năm 2022, 2023 kéo dài (bao gồm vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp); giải ngân 50% vốn đầu tư công và 100% vốn sự nghiệp trong năm 2024.

Vốn đầu tư Phước Sơn thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trong năm 2024 là hơn 80,7 tỷ đồng, đến nay giải ngân hơn 51 tỷ đồng (đạt 67,8%). Huyện phấn đấu giải ngân hết vốn 2022, 2023 kéo dài, 80% kế hoạch vốn năm 2024.

Vốn sự nghiệp Phước Sơn thực hiện Chương trình này là 159,6 tỷ đồng, đến nay tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 28%, trong đó: Tỷ lệ giải ngân vốn năm 2023 và 2023 chuyển sang 2024 lần lượt đạt 53 và 76,6%, huyện phấn đấu giải ngân 100% vốn trong năm nay; vốn bố trí năm 2024 chỉ giải ngân đạt 16,7%, phấn đấu đạt 50%.

Ông Hồ Công Điểm - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện.
Ông Hồ Công Điểm - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn báo cáo về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện

Với riêng Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, vốn đầu tư đã giải ngân 10,8 tỷ đồng (đạt 68%), vốn sự nghiệp giải ngân 6,3 tỷ đồng (đạt 34,7%), địa phương đặt mục tiêu phấn đấu giải ngân hết trong năm nay.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành đã giải đáp các khó khăn, vướng mắc; đồng thời, gợi ý một số giải pháp tăng tỷ lệ giải ngân, nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình của địa phương.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn ghi nhận sự cố gắng của huyện Phước Sơn trong công tác giải ngân các Chương trình MTQG. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam lưu ý thời gian công tác năm không còn nhiều, do đó, địa phương phải nỗ lực, chạy đua với thời gian, giải ngân vốn đúng hẹn.

“Giải ngân dứt điểm vốn năm 2022, 2023 kéo dài, phấn đấu giải ngân tối đa vốn năm 2024, ưu tiên vốn sự nghiệp", ông Tuấn lưu ý.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cũng đề nghị lãnh đạo huyện Phước Sơn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thụ hưởng thực hiện nhiệm vụ theo hướng thực chất, đề ra mục tiêu và tỷ lệ giải ngân cụ thể, làm cơ sở để triển khai hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.