Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Kray Sức với những nỗ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

    Kray Sức với những nỗ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

    Phóng sự - 05:03, 12/12/2023

    Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
  • Giữ hồn quê ở vùng đất mới

    Giữ hồn quê ở vùng đất mới

    Phóng sự - 07:29, 08/12/2023

    Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).
  • Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Nghèo đói dần lùi xa (Bài 1)

    Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Nghèo đói dần lùi xa (Bài 1)

    Phóng sự - 07:06, 08/12/2023

    Nằm ở vùng biên viễn Lai Châu là nơi sinh sống của một số dân tộc có số dân dưới 10.000 người như Cống, Mảng, Si La và Lự. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí hạn chế, đã từng có một thời, đồng bào các dân tộc nơi đây sống trong cảnh đói nghèo, do cuộc sống chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Để giúp đồng bào thoát cảnh nghèo khó, nhiều chính sách của Đảng, nhà nước; trong đó có cả những chính sách đặc thù, đã được triển khai đầu tư, hỗ trợ đồng bào, Nhờ vậy, đời sống đồng bào nơi đây đã dần đổi thay một cách tích cực.
  • Trở lại Đăk Wơk Yốp

    Trở lại Đăk Wơk Yốp

    Phóng sự - 04:22, 05/12/2023

    Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
  • Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của dân tộc Mường ở Thanh Hóa

    Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của dân tộc Mường ở Thanh Hóa

    Phóng sự - 03:22, 05/12/2023

    Là nghệ nhân cao tuổi của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm qua, bà Phạm Thị Tắng (80 tuổi, trú tại thôn Lỏ, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn và phát huy giá trị của của Lễ hội Pồn Pôông - một Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở xứ Thanh luôn được đồng bào giữ gìn và phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần.
  • Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

    Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

    Phóng sự - 02:58, 05/12/2023

    Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
  • Bóng cả trên miền Cu Tai

    Bóng cả trên miền Cu Tai

    Phóng sự - 06:02, 04/12/2023

    Già làng Hồ Với tóc đã trắng màu sương núi, nhưng vẫn miệt mài mang những điều tốt đẹp nhất về cho bản làng mình. Ông như "cây đại thụ" tỏa bóng cho người Pa Kô trên miền Cu Tai, xã A Bung, huyện Đăkrông, Quảng Trị này có cuộc sống ấm no hơn.
  • Giống mới bám rễ nơi rẻo cao

    Giống mới bám rễ nơi rẻo cao

    Phóng sự - 08:29, 03/12/2023

    Lên huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) độ này, chúng tôi được cảm nhận niềm hứng khởi của bà con dân bản về những giống cây trồng mới được mùa, được giá mà năng suất vượt trội. Hỏi ra mới hay, bà con vừa đưa giống lúa chất lượng cao VNR20 vào thâm canh. Rồi cả cây lạc nữa – một loại cây vốn quen với đất đai, khí hậu đồng bằng, quen với nếp canh tác của người dưới xuôi cũng đã ngược núi, ngược rừng mà vươn lên xanh tốt trên đỉnh Trường Sơn.
  • Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

    Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

    Phóng sự - 06:46, 03/12/2023

    Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
  • Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 giúp Tà Cạ hồi sinh sau lũ dữ

    Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 giúp Tà Cạ hồi sinh sau lũ dữ

    Phóng sự - 04:16, 02/12/2023

    Ngược theo con suối Huồi Giảng, người Thái, người Mông ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) cũng đã kịp kiến tạo lại những gì lũ dữ cuối trôi. Bên kia đồi, con đường bê tông mới từ bản Cánh đi bản Bình Sơn II, sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 cũng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với sự chung tay góp sức của bà con mường trên, bản dưới, Tà Cạ đã thực sự “hồi sinh” sau lũ dữ.