Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi: Nhìn từ những dân tộc rất ít người

Sỹ Hào - 16:58, 01/12/2020

Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chủ trương nhất quán đó tiếp tục được khẳng định, khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 65 - KL/TW ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, với đột phá đầu tiên là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi đồng bào các dân tộc xã Du rơ Kmăn, huyện Krông A Na (Đăk Lăk) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày 11/11/2018.  (Ảnh tư liệu)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi đồng bào các dân tộc xã Du rơ Kmăn, huyện Krông A Na (Đăk Lăk) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày 11/11/2018. (Ảnh tư liệu)

Lấy thời điểm Cách mạng tháng Tám năm 1945 làm điểm khởi đầu, đến nay, cùng cả nước, vùng DTTS và miền núi đã đi qua 75 năm với nhiều giai đoạn, bước ngoặt, vượt qua nhiều thử thách và đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Nhưng để thấy được, hiểu được sự phát triển toàn diện của vùng đồng bào DTTS và miền núi thì trước hết phải nhìn vào những đổi thay của cộng đồng các DTTS rất ít người.

Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, cả nước có 16 DTTS có dân số dưới 10.000 người, thuộc nhóm các DTTS rất ít người. Đó là những DTTS có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn, có nguy cơ ngày càng tụt hậu trong quá trình phát triển nếu như thiếu sự quan tâm chăm lo của các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương.

Như cộng đồng dân tộc Rơ Măm, một trong những DTTS rất ít người của nước ta, sinh sống tập trung, duy nhất tại thôn Làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum). Trong trí nhớ của những người già ở thôn Làng Le, ngày trước, cuộc sống của người Rơ Măm hết sức đơn giản. Đồng bào chỉ mặc khố làm bằng sợi của vỏ cây loong ptô; chặt, đốt, chọc, tỉa là phương thức canh tác chủ yếu và “săn, bắt, hái, lượm” để duy trì cuộc sống.

Nhưng lo nhất là nguy cơ về sự biến mất của người Rơ Măm. Trước đây, một cặp vợ chồng có thể sinh tới 7 đến 9 đứa con, nhưng do cuộc sống thiếu thốn, khí hậu khắc nghiệt, bệnh tật phát sinh không có thuốc chữa trị… nên may lắm chỉ còn 1, 2 trẻ. Bởi vậy, trước năm 1975, cả cộng đồng người Rơ Măm chỉ có 159 nhân khẩu thuộc 26 hộ.

Nhưng nay, cuộc sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm đã khác. Chính quyền địa phương cũng đã vơi đi những lo lắng về sự “biến mất” của người Rơ Măm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với các chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện của Đảng, Nhà nước, đồng bào Rơ Măm ở thôn Làng Le giờ đã có 186 hộ, với 685 nhân khẩu. Trong đó, nữ dân tộc Rơ Măm có 329 người, nam dân tộc Rơ Măm có 356 người - một sự hài hòa, đồng đều để phát triển bền vững ở góc độ dân số học.

Một thay đổi rõ nét là đời sống kinh tế - xã hội ở thôn Làng Le đã khác trước rất nhiều. Già làng, Người có uy tín thôn Làng Le, ông Ablong (1 trong 25 đại biểu tỉnh Kon Tum dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 tại Hà Nội - Pv) phấn khởi chia sẻ: Bà con mình giờ biết làm ruộng cấy lúa và trồng nhiều cây công nghiệp. Riêng cây cao su là cây chủ lực ở vùng biên giới này, hộ ít trồng 1 - 2ha; hộ nhiều có 9 - 10ha. Một số hộ sắm được máy cày, máy bừa, có ti vi, xe máy…; con em đều được đi học, văn hóa truyền thống đang từng bước được phục dựng, bảo tồn. Người Rơ Măm bớt nghèo rồi, đang vươn lên cùng các dân tộc anh em.

Diện mạo mới ở vùng DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Làng nông thôn mới Kínonh, xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam).
Diện mạo mới ở vùng DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Làng nông thôn mới Kínonh, xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam).

Những chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của cộng đồng dân tộc Rơ Măm - một DTTS rất ít người từng đứng trước nguy cơ biến mất, là minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển toàn diện của vùng DTTS và miền núi của nước ta sau 75 năm nước nhà giành độc lập. Điều này cho thấy, thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, vừa thể hiện sự công bằng trong chính sách phát triển giữa các vùng miền, vừa là sự tri ân, tạo điều kiện để đồng bào được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Thành quả phát triển đất nước với thế và lực mới đã và đang tiếp thêm quyết tâm cho cả hệ thống chính trị để đưa lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc lên tầm cao mới, tạo đột phá cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ngay sau Kết luận 65-KL/TW của Bộ Chính trị, một chương trình mục tiêu thứ ba - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã được xây dựng và được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2021. Đây là bước ngoặt, mang tính lịch sử, thể hiện chủ trương nhất quán và quyết tâm của Đảng, Nhà nước cho sự phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi.

“Trong lúc đất nước còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp, đại dịch Covid-19 khiến nhiều chỉ tiêu thu không đạt, nhưng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ vẫn dành gần 104.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương để đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trong giai đoạn này cho thấy đây là một sự quan tâm rất đặc biệt”

(Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội chiều 4/11/2020 trong khuôn khổ kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV)

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.