Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam: Cơ hội phát triển mới

Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 13:20, 11/11/2020

Làng cũ Long Túc, thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), trước đây ở trên sườn núi, không có đường giao thông nên việc đi lại rất khó khăn cho người dân cũng như trẻ em đi học. Đến nay, nhờ đóng góp rất lớn của công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, mọi chuyện đã khác.

Đổi thay ở huyện miền núi Bắc Trà My.
Đổi thay ở huyện miền núi Bắc Trà My.

“Cuộc sống của chúng tôi khi về nơi ở mới sướng gấp 5 lần trước kia. Giờ xuống đây Nhà nước ưu tiên, dân mừng, dân mến, chỗ làng ở cũng đẹp. Dân ở đây tiện đủ thứ, gần trường học, khi đau ốm đi bệnh viện cũng tiện đường, xe”, ông Đinh Xuân Long, dân tộc Xơ Đăng, làng Long Túc, thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My chia sẻ.

Không chỉ Nam Trà My, cuộc sống của đồng bào DTTS ở khu vực 9 huyện miền núi Quảng Nam cũng đã có sự đổi thay rất lớn. Già làng Bhnước Bon, xã Dang, huyện Tây Giang bộc bạch: “Nhờ Đảng, Nhà nước quan tâm, giờ có đường bê tông, có nhà Gươl, có nước sạch, Nhân dân vui mừng, phấn khởi lắm”.

Tại các địa phương như: Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My… đã và đang xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên quê hương. Điển hình như mô hình trồng sâm Ngọc Linh của hộ ông Nguyễn Văn Lượng và bà con Xơ Đăng ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Mỗi ha sâm Ngọc Linh, sau 5 năm có thể mang lại nguồn lợi 30 - 50 tỷ đồng. Tại xã Trà Linh, những người có trong tay tiền tỷ như ông Lượng giờ đã xuất hiện khá nhiều. Và một ngôi làng mang tên “làng tỷ phú” đã hiện diện tại thôn 3, xã Trà Linh.

Tỉnh Quảng Nam có gần 1.496.000 người, trong đó đồng bào các DTTS có trên 139.000 người thuộc 37 DTTS, chiếm tỷ lệ 9,3% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2016 đến 2019, có 36 chương trình, chính sách hỗ trợ trực tiếp, cũng như gián tiếp cho vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam, tổng nguồn kinh phí 4.765 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi trong tỉnh bình quân giảm 5,16%/năm; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm bình quân 6,5%/năm. Đến thời điểm hiện nay, Quảng Nam còn hơn 17.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 20,85% dân số, trong đó hộ nghèo vùng DTTS còn hơn 14.000 hộ. Dự kiến đến cuối năm 2020, Quảng Nam có 118 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông A Lăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Trong lộ trình 2021 - 2030, Quảng Nam tiếp tục quan tâm đến hai lĩnh vực quan trọng là sắp xếp dân cư, gắn liền với bảo vệ rừng, phát triển cây dược liệu và giảm nghèo bền vững. Tỉnh Quảng Nam cũng sẽ có những cơ chế chính sách ban hành kịp thời để phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Tôi tin tưởng rằng, với những chính sách mới của Trung ương, cùng với sự quyết tâm của tỉnh, chắc chắn vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh sẽ có cơ hội để phát triển tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.