Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗ lực giảm nghèo: Nhìn từ tỉnh miền núi Lào Cai

Trọng Bảo - 15:37, 30/10/2020

Năm 2015, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Đề án số 09-ĐA/TU về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 với các mục tiêu: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS thuộc huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Trồng dâu nuôi tằm đang là hướng đi mới mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân xã Việt Tiến.
Trồng dâu nuôi tằm đang là hướng đi mới mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân xã Việt Tiến.

Với lợi thế đồng bãi ven sông, những năm trước đây xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên (Lào Cai) từng nổi tiếng với các sản vật như cam, khoai môn, giờ có thêm trồng dâu nuôi tằm, cây quế, măng bát độ... Việc phát triển những sản phẩm này là do người dân tự đề xuất, chính quyền sau khi thẩm định đã hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, kết nối thị trường...

Khi nguồn sản phẩm hàng hóa dồi dào, theo nguyện vọng của người dân, cây cầu qua sông cùng con đường kết nối với quốc lộ được đầu tư làm lại và nâng cấp, mở rộng đầu ra cho tơ tằm, quế, măng của Việt Tiến, giúp giảm số hộ nghèo trong xã xuống còn 4,5%.

Ông Nông Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Việt Tiến cho biết, khi chưa có Tỉnh lộ 160, thì xe vào xã vận chuyển hàng hóa chỉ có trọng tải nhỏ dưới 2 tấn. Gần đây, Tỉnh lộ 160 được hoàn thành, xe trọng tải lớn có thể vào vận chuyển hàng hóa, nâng giá thành sản phẩm do bà con làm ra lên rất nhiều.

Bên cạnh đó, tuyến đường này còn nối liền với xã Xuân Thượng và trung tâm huyện Bảo Yên, cũng như kết nối với huyện Lục Yên (Yên Bái). Đây là cơ hội để hoạt động giao thương hàng hóa của đồng bào được thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở địa phương.

Câu chuyện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Việt Tiến, chỉ là một minh chứng cho rất nhiều địa phương ở Lào Cai mà chúng tôi khảo sát được về sự thay đổi trong cách tiếp cận giảm nghèo. Đó là, cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở không nghĩ thay, không làm thay người dân, chỉ hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, liên kết thị trường, thậm chí có dự án các hộ nghèo tự bỏ ra một phần vốn đối ứng, đồng thời tự đề xuất phương án làm ăn và cũng được trao quyền quản lý theo nhiều mô hình khác nhau.

Kết quả trên, không chỉ khẳng định hướng đi đúng trong giảm nghèo bền vững, mà còn giúp cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể có thêm bài học kinh nghiệm quý trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo. Đặc biệt, là tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực ở mỗi cộng đồng dân cư, mỗi gia đình nghèo để Lào Cai tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảm nghèo trong giai đoạn tới.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, dù đã nỗ lực, nhưng Lào Cai vẫn thuộc diện là tỉnh miền núi, biên giới nghèo. Những năm qua, việc đầu tư cho phát triển, cơ bản phụ thuộc vào hỗ trợ của Trung ương. Theo kế hoạch phát triển, nguồn vốn này có xu hướng giảm trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch họa diễn biến bất thường… cũng tác động không nhỏ tới công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng “lõi nghèo” của tỉnh.

Cụ thể, Lào Cai hiện còn 43 xã/164 xã, phường, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%, được coi là vùng “lõi nghèo” của tỉnh. Số hộ nghèo tại các địa phương này chủ yếu là người cao tuổi, sống độc thân, không còn sức lao động hay những đối tượng có gia cảnh đặc biệt khác; đặc biệt, 95% số hộ nghèo là đồng bào DTTS đang sinh sống ở khu vực ĐBKK. Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tới sẽ gặp nhiều thách thức.

“Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được và những kinh nghiệm rút ra trong thời gian qua, chắc chắn Lào Cai sẽ tiếp tục gặt hái những thành công trong nhiệm vụ giảm nghèo, để thực sự trở thành địa phương phát triển ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.