Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nửa thế giới diệu kỳ!

PV - 09:15, 20/10/2023

Với đức hạnh và trí tuệ, phụ nữ Việt Nam mọi thời đại đã tạc nên tượng đài đẹp nhất, thiêng liêng nhất về người mẹ, người phụ nữ Việt; tô thắm thêm truyền thống và tiếp tục khẳng định lời dạy của Bác Hồ: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".

 Trong mọi thời đại, phụ nữ Việt Nam đều khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo PNVN).
Trong mọi thời đại, phụ nữ Việt Nam đều khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo PNVN).

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định "Giang sơn gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Thật vậy, nhìn lại suốt chiều dài lịch sử đất nước, thời kỳ nào và ở đâu cũng in đậm dấu ấn và những cống hiến hết sức quan trọng của phụ nữ Việt Nam. Dù ngàn năm đã trôi qua nhưng chúng ta mãi tự hào là con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu anh hùng.

Niềm tự hào ấy dường như đã trở thành sức mạnh, thành động lực để thế hệ những người phụ nữ Việt Nam không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Thử hỏi thế giới này sẽ ra sao nếu không có phụ nữ? Người phụ nữ bé nhỏ vẫn được coi là “chân yếu tay mềm” thế nhưng, họ lại có những sức mạnh không gì sánh nổi. Nếu như gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Họ giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình có được ấm êm, hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười cũng là nhờ sự khéo léo của người phụ nữ. Người phụ nữ không chỉ chăm lo cho gia đình về vật chất mà còn là người thắp lên ngọn lửa tình yêu, niềm tin, ước mơ hi vọng cho mỗi thành viên trong gia đình. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, cho dù theo thời gian, chuẩn mực về người phụ nữ có thay đổi nhưng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” cho gia đình của người phụ nữ thì không bao giờ thay đổi.

Không chỉ là những người vợ, người mẹ… tảo tần sớm tối, là hậu phương vững chắc trong mỗi gia đình mà mỗi khi cần, những người mẹ, người chị… dịu dàng, bé nhỏ, chất phác ấy có thể hóa thành những chiến sĩ kiên cường, anh dũng trên tiền tuyến. Lịch sử dân tộc vẫn còn khắc ghi và nhắc nhớ về tấm gương của chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, chị Lê Thị Hồng Gấm, anh hùng liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm,... chỉ là những cái tên trong rất nhiều tấm gương nữ anh hùng trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Còn biết bao những người phụ nữ thầm lặng, giản dị, tảo tần mộc mạc. Họ đã cống hiến cho đất nước những người con, người chồng yêu quý của mình. Họ đã từng mòn mỏi chờ đợi người thân ra chiến trường, để rồi chính họ không thể kìm nén được nỗi đau mất đi người thương yêu khi người thân sẽ không bao giờ có thể trở về. Họ chính là những người Mẹ Việt Nam anh hùng!

Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, với các phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”, “Hũ gạo kháng chiến”, phong trào “Ba đảm đang”, “Năm tốt”, "Đội quân tóc dài"…, các tầng lớp phụ nữ cả nước dù ở hậu phương hay tiền tuyến không quản ngại gian khổ, hy sinh tham gia vào các lực lượng binh vận, vũ trang, chính trị; thi đua lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu; đảm đang việc nhà để chồng, con yên tâm ra trận. Nhiều các mẹ, các chị đã nén đau thương khi nghe tin chồng, con hy sinh để tiếp tục sản xuất, chiến đấu. Với những đóng góp to lớn, họ đã được Đảng, Bác Hồ khen ngợi “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang, chống Mỹ cứu nước”, “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”. Nhiều chị đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động và hàng chục ngàn phụ nữ tiêu biểu được trao tặng phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước.

Ngày nay, khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, để khẳng định vai trò, vị trí của mình, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng... Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Phụ nữ Việt Nam ta đã và đang ngày càng chủ động, tự tin khẳng định bản lĩnh của mình trong trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, để khẳng định vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung của nhân loại, đòi hỏi phụ nữ phải nỗ lực nhiều mặt: Có tri thức, có văn hóa, có kỹ năng sống tự lập, biết đối mặt với áp lực và vươn lên trước mọi khó khăn, thử thách… Điều đó đòi hỏi người phụ nữ phải nỗ lực, vượt lên chính mình, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của phụ nữ trong thời đại mới.

Kỷ niệm 93 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023) là dịp để xã hội và cả nước ghi nhận và vinh danh những đóng góp quan trọng của các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em - những người phụ nữ Việt Nam anh dũng, bất khuất, kiên cường nhưng cũng vô cùng nhân hậu, đảm đang… Với đức hạnh và trí tuệ, phụ nữ Việt Nam mọi thời đại đã tạc nên tượng đài đẹp nhất, thiêng liêng nhất về người mẹ, người phụ nữ Việt; tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp và tiếp tục khẳng định lời dạy của Bác Hồ "Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".../.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.