Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nữ Bí thư Chi bộ thôn gương mẫu

Văn Tâm - 09:52, 21/09/2020

Năng nổ, nhiệt tình với công việc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước để Nhân dân trong thôn học tập và làm theo. Đó là nhận xét của người dân dành cho nữ Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban Công tác Mặt trận Dương Thanh Tâm, dân tộc Tày, ở thôn Đạ Pin, xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng).

Bà Tâm nuôi tằm phát triển kinh tế gia đình
Bà Tâm nuôi tằm phát triển kinh tế gia đình

Dù lần đầu gặp mặt, nhưng bà Dương Thanh Tâm, nữ Bí thư Chi bộ, người dân tộc Tày ở thôn Đạ Pin, xã Đạ K’nàng để lại ấn tượng trong tôi về người phụ nữ nhanh nhẹn, thân thiện, cởi mở, với nụ cười thường trực trên môi.

Chia sẻ với chúng tôi bà Tâm cho biết: Năm 1993, bà từ tỉnh Cao Bằng vào xã Đạ K’nàng lập nghiệp. Đến năm 2000, bà tham gia công tác xã hội, từ cộng tác viên dân số đến Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã. Năm 2008 bà được kết nạp vào Đảng rồi được đảng viên và Nhân dân trong thôn tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ thôn. Ngoài ra, bà còn kiêm luôn Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn.

Hơn 20 năm gắn bó với công việc này, dù ở cương vị nào bà cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân tin tưởng giao cho. Bà luôn tâm niệm, để bà con tin và làm theo thì mình phải là người đi đầu trong mọi hoạt động, miệng nói, tay làm, phải luôn luôn gần gũi, lắng nghe, tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân.

Bà Tâm nói; “Trên cương vị của tôi thì cũng tuyên truyền, vận động Nhân dân rồi đoàn kết nội bộ trong chi bộ và các ban, ngành, đoàn thể để cùng nhau đi tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế gia đình. Tôi lại tham gia Tổ hòa giải của thôn nên đêm hôm bà con có việc gì gọi là tôi đi ngay”.

Sau hơn 11 năm trên cương vị Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Đạ Pin, niềm vui lớn nhất của bà Tâm là đời sống của Nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16/201 hộ, chiếm tỷ lệ 7,9%, tỷ lệ hộ khá, giàu trong thôn ngày càng tăng lên. Các công trình dân sinh như đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trường học, công trình thủy lợi, điện thắp sáng… được xây dựng khang trang phục vụ việc phát triển kinh tế. Đặc biệt, các phong tục tập quán lạc hậu trong lao động, sản xuất được đẩy lùi. Nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS đã xây dựng được nhà cửa khang trang, lo cho con học hành đầy đủ.

Đánh giá về vai trò của nữ Bí thư Chi bộ Đạ Pin, ông Nguyễn Bá Nhân, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đạ K’nàng cho biết: “Bà Dương Thanh Tâm nguyên là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đạ K’nàng. Bà không những là Bí thư Chi bộ tốt, bà còn là người làm kinh tế giỏi, trong công tác vận động quần chúng và thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước rất tốt. Đặc biệt với cương vị là Bí thư Chi bộ, bà đã thực hiện tốt vai trò của mình, thể hiện tính tập trung dân chủ, phát huy được sức mạnh của chi bộ thôn, từ đó đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển địa phương”.

Với tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì công việc chung, bà Tâm luôn được Nhân dân trong thôn tin yêu, kính trọng, được cấp ủy đảng, chính quyền xã, huyện ghi nhận, tặng nhiều Giấy khen. Bà là một trong những tấm gương tiêu biểu của xã Đạ K’nàng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.nNói về sự đổi thay của làng quê mình đang sống, ông Sơn Thương, ở ấp Kiết Lợi (xã Lâm Kiết) chia sẻ: Khoảng 10 năm trở lại đây, bà con Khmer ở sóc này rất sung túc. Trước đây, sóc có nhiều nhà tranh vách lá, trẻ em đi học vất vả lội bùn lầy những tháng mùa mưa. Việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn vì thường vào tháng mùa khô nước mặn xâm nhập nên việc trồng màu không được, gieo lúa cũng không an tâm. 

Còn ông Lý Song, người Khmer ở ấp Trà Do, xã Lâm Kiết phấn khởi nói: “Hồi trước gia đình tôi nghèo lắm. Mặc dù đất ruộng nhiều nhưng chỉ biết trồng ngô và các loại rau màu. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, gia đình tôi chuyển toàn bộ 3ha đất trồng màu sang trồng lúa chất lượng cao. Chính từ thay đổi cách làm ăn mà gia đình thoát khỏi cảnh nghèo túng”. 

Hằng năm, ngoài làm 2 vụ lúa, gia đình ông Song tận dụng đất xuống giống màu dưới chân ruộng để trồng dưa leo, khổ qua, bắp cải và nuôi cá rô đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông còn lãi hơn 180 triệu đồng. Cùng với nỗ lực vươn lên làm giàu cho gia đình, ông Song còn hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất cho bà con chung quanh, góp phần từng bước cải thiện cuộc sống và cùng nhau thoát nghèo. 

Thời gian qua, Thạnh Trị đã nỗ lực thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách lồng ghép khác làm chuyển biến và thay đổi sâu sắc diện mạo ở các phum sóc, vùng quê. Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Thạnh Trị đã hỗ trợ nhà ở cho 668 hộ theo Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ 116 hộ chuyển đổi ngành nghề; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho 25 hộ; đào tạo nghề cho 15.054 lao động nông thôn (đạt 103,46%) và giải quyết việc làm cho 15.216 lao động (đạt 101,44%); xuất khẩu được 224 lao động (đạt 149%)... 

Bên cạnh đó, huyện còn quan tâm tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, với số tiền gần 25 tỷ đồng cho 1.180 hộ nghèo; trên 19 tỷ đồng cho 756 hộ cận nghèo; trên 1,66 tỷ đồng cho 278 học sinh, sinh viên. Đối với nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, giải quyết việc làm cho 119 lượt hộ vay vốn, với trên 3,35 tỷ đồng để thực hiện các mô hình phát triển sản xuất trồng màu các loại, mô hình trồng rau trong nhà lưới, mô hình chăn nuôi trâu bò, nuôi cá, nuôi gà trên đệm lót sinh học...

Theo ông Trương Vũ Phương, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị, bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn luôn được huyện quan tâm. Đến nay, cơ bản tuyến giao thông liên ấp, liên xã thuận tiện cho việc đi lại và giao thương hàng hóa của người dân. Điện lưới quốc gia phủ khắp các phum sóc với hơn 98% hộ sử dụng điện. Trên 80% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Lĩnh vực y tế, giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc Khmer cũng được quan tâm thực hiện tốt. Mạng lưới thông tin liên lạc được phủ rộng đến tận các ấp, từ đó giúp bà con nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

“Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 41 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 21,17% (năm 2016) xuống còn 6,69%, hộ nghèo dân tộc Khmer giảm còn 10,79%. Đó là kết quả và cách làm linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc và sự nỗ lực vươn lên của chính bà con Khmer trong lao động sản xuất”, ông Phương nói.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.