Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bí thư chi bộ hết lòng vì dân

Hiếu Anh - Tuyết Mai - 09:53, 25/02/2020

Làm theo lời dạy của Bác, những năm qua chị em phụ nữ ở vùng DTTS và miền núi đã tích cực, năng động góp sức xây dựng cộng đồng. Bà Lương Thị Nón (sinh năm 1959), dân tộc Tày, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Ổi, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là một ví dụ điển hình.

Bà Lương Thị Nón (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm với chị em hội viên.
Bà Lương Thị Nón (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm với chị em hội viên

Hơn 40 năm trước, cô gái Tày Lương Thị Nón quê ở xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn về làm dâu thôn Ổi. Khi về làm dâu, chị phải lo toan mọi việc trong nhà ngoài đồng khi chồng đóng quân xa, bố mẹ già yếu. Người trong thôn ai cũng quý mến cô bởi cái nết hay lam hay làm.

Kể lại quá trình tham gia công tác xã hội của mình, bà Nón chia sẻ, năm 19 tuổi, bà Nón được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, là đại biểu Đại hội Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện trẻ nhất thời điểm đó. Thôn Ổi chủ yếu là người Nùng, Tày, Sán Dìu, kinh tế phụ thuộc vào trồng lúa. Cả chi hội chỉ có khoảng 10 hội viên tham gia sinh hoạt và quỹ lúc nào cũng “rỗng”. Bà Nón đứng ra xin lại những ruộng bỏ hoang tại địa phương rồi vận động chị em tăng gia sản xuất gây quỹ hội. Khi có quỹ hoạt động, chị em sôi nổi tham gia phong trào. Ngoài ra, bà Nón còn kêu gọi hội viên hỗ trợ ngày công giúp các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn.

Năm 2002, bà Nón trở thành người phụ nữ Tày đầu tiên của huyện Lục Ngạn được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn và 3 năm sau là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận.

Bà Nón bộc bạch: “Khi được bầu làm Trưởng thôn, tôi băn khoăn vì trình độ còn hạn chế. Ngoài công việc xã hội còn phải dành thời gian cho gia đình, tôi sợ khó chu toàn mọi việc”. Không phụ lòng bà con, nữ Trưởng thôn đã luôn nỗ lực góp sức vì cộng đồng. Khi Nhà nước có chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn, bà Nón cùng đại diện các hội, đoàn thể đến từng nhà vận động. Dân hiểu, đồng thuận, con đường bê tông hoàn thành sớm hơn dự kiến 15 ngày với chiều rộng 5,5m (gấp rưỡi so với quy định).

Đường về thôn Ổi giờ thuận lợi hơn, mỗi hộ dân nơi đây đều trồng vải, táo, bưởi, cam mang lại nguồn thu không nhỏ giúp cuộc sống thêm ổn định. Hiện thôn chỉ còn 1 hộ nghèo và 1 cận nghèo, không còn nhà tạm, nhà dột nát. Công sức, tâm huyết của những cán bộ như bà Nón đã góp phần để vùng đất miền núi ngày càng khởi sắc.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.