Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông nghiệp Phú Yên: Hiệu quả từ ứng dụng KH&CN

Đạt Thành Nhân - 10:27, 24/03/2020

Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã tăng cường xây dựng và chuyển giao nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, nhiều đặc sản địa phương được xây dựng thương hiệu, góp phần giúp người dân trên địa bàn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân áp dụng KH-CN vào trồng và xây dựng thương hiệu dứa Đồng Din
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân áp dụng KH-CN vào trồng và xây dựng thương hiệu dứa Đồng Din

Gia đình ông Trần Hữu Luật ở huyện Sơn Hòa, nhiều năm trồng sắn, bắp nhưng thu nhập bấp bênh. Năm 2010, ông quyết định vay vốn mua thêm đất, đầu tư trồng mía, cao su và một số cây nông nghiệp ngắn ngày.

Nhờ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nên năng suất, chất lượng đường từ cây mía và mủ cao su ngày càng được nâng lên, đem lại thu nhập cao. Hiện trang trại gia đình ông có 6ha mía, 3ha cao su, 2ha lúa nước, bắp và một ao cá rộng 500m2 kết hợp với phục vụ tưới tiêu. Bình quân hằng năm, sau khi trừ chi phí, ông Luật thu về hơn 400 triệu đồng.

Tương tự, gia đình ông Huỳnh KhắcVũ ở xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa) đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào mô hình trồng mía hàng đôi gắn với dịch vụ cơ giới hóa. Nhờ đó, gia đình ông thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm.

Theo bà Lâm Vũ Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) tỉnh Phú Yên, thời gian qua, ngành KH&CN tỉnh đã nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ ở hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Từ công tác chọn tạo giống trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh như: Cây lúa, sắn, tôm hùm, tôm thẻ, cá chình, bò vàng… đến hoàn thiện kỹ thuật canh tác trồng trọt, chăn nuôi đều có sự tham gia của KH&CN, góp phần nâng cao giá trị chuỗi cung ứng.

“Sở đã chỉ đạo đơn vị chức năng tích cực phối hợp với địa phương chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật thông qua các mô hình thí điểm; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy, qua đó tạo chuyển biến trong nếp nghĩ, cách làm của người dân”, bà Hạnh cho biết.

Cùng với việc tăng cường chuyển giao KH&CN Sở KH&CN tỉnh còn chú trọng hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm như: Cá ngừ đại dương Phú Yên, nước mắm Phú Yên, muối Tuyết Diêm, rượu Quán Đế, bánh tráng Hòa Đa, bò một nắng Phú Yên, sò huyết Ô Loan, dứa Đồng Din, tiêu Sơn Thành… Qua đó, góp phần nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu các sản phẩm này ra thị trường ngoài tỉnh.

Ông Đặng Xuân Thanh (huyện Sơn Hòa), chủ cơ sở sản xuất “Bò một nắng” Thanh Tuyền cho biết: Miền núi Phú Yên nổi tiếng với giống bò cỏ của địa phương. Tuy nhiên, trước đây vì mỗi cơ sở sản xuất “Bò một nắng” đều phải tự xây dựng và phát triển thương hiệu của mình nên việc tìm kiếm thị trường rất khó khăn. Từ khi Sở KH&CN xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Bò một nắng” Phú Yên, uy tín của những cơ sở sản xuất được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tăng lên rõ rệt. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm “Bò một nắng” ngày càng rộng mở, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng này cũng khởi sắc hơn.

Nói về những đóng góp của KH&CN trong thành tựu chung của ngành Nông nghiệp, ông Lê Đủ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho rằng, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Với nhiều mô hình nuôi trồng tiên tiến được nhân rộng thành công, đóng góp vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Sở KH&CN tỉnh Phú Yên đã tham mưu thực hiện 17 đề tài, dự án cấp quốc gia, 38 đề tài, dự án cấp tỉnh và 60 dự án cấp cơ sở về lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí gần 350 tỷ đồng. Các dự án cấp quốc gia chủ yếu là các chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.