Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm giàu nhờ ứng dụng KH-KT vào sản xuất

Nghĩa Hiệp - 16:12, 04/02/2020

Ông Hà Quốc Vượng, dân tộc Tày, xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo tại bản Chang, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã trở thành tỷ phú nhờ áp dụng khoa học kỹ - thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế tập thể. Ông còn giúp nhiều bà con Nhân dân trong vùng phát triển kinh tế, và trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.

Ông Hà Quốc Vượng với mô hình chuối tây Thái Lan
Ông Hà Quốc Vượng với mô hình chuối tây Thái Lan

Đã trải qua nhiều nghề, từ việc bán kem, làm đậu phụ, bán hàng tạp hóa, làm vận tải… nhưng đến khi gần bước qua tuổi 50, ông Hà Quốc Vượng mới nhận ra giá trị thật sự của mảnh đất quê nhà. “Sau khi trải qua nhiều nghề, tôi nhận thấy địa phương có nhiều đất canh tác nông nghiệp, nhưng Nhân dân trên địa bàn chưa biết cách khai thác, nên tôi mạnh dạn đi học hỏi tại nhiều địa phương, và quay lại quê nhà bắt đầu làm lại ở tuổi 50.

Năm 2013 tôi kêu gọi 7 thành viên tham gia góp vốn cùng tôi thành lập hợp tác xã (HTX) Thịnh Vượng, bắt tay vào trồng chuối tây Thái Lan trên diện tích 10ha”, ông Vượng nhớ lại.

Được biết, để có giống chuối tây Thái Lan và học được cách chăm sóc, ông Vượng đã lặn lội xuống tận huyện Khoái Châu (Hưng Yên) học hỏi kinh nghiệm. Ông chọn giống cây này bởi đây là giống cây ngắn ngày, đề kháng tốt, chỉ cần chắc kỹ thuật thì sẽ cho sản lượng ổn định. “Năm đầu tiên, HTX Thịnh Vượng trồng và thu hoạch được hơn 200 tấn chuối, bán được hơn 1 tỷ đồng”, ông Vượng chia sẻ. 

Hiện trang trại chuối của HTX cho thu hoạch quả quanh năm, dù diện tích trồng lên đến 10ha nhưng ông không dùng bất kỳ hóa chất nào. Bởi theo ông Vượng, muốn sản xuất bền thì phải sản xuất sạch để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Không chỉ dừng lại ở cây chuối, ông Vượng còn nghiên cứu, triển khai các giống cây dược liệu như: Đinh lăng, ba kích, cát sâm, hà thủ ô, thảo quả. Trong đó cây ba kích đã cho thu hoạch ước tính lợi nhuận lên đến gần 3 tỷ đồng/ha. Khi đã thành công và đi vào sản xuất ổn định, ông Vượng tìm hiểu cách giúp đỡ người dân trên địa bàn để vươn lên thoát nghèo. 

“Tôi hiểu vì sao người dân trên địa bàn mãi nghèo dù có nhiều đất sản xuất. Bởi họ vẫn còn rụt rè, thiếu thông tin và kiến thức làm ăn, thiếu vốn cũng như không có đầu ra”, ông Vượng chia sẻ. 

Ông Hà Quốc Vượng hướng dẫn thành viên trong HTX chăm sóc cây dược liệu
Ông Hà Quốc Vượng hướng dẫn thành viên trong HTX chăm sóc cây dược liệu

Anh Hoàng Đức Long, dân tộc Tày, bản Chang, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai kể: “gia đình anh trước kia chỉ biết trồng lúa và chăn nuôi ít gia cầm, cuộc sống rất khó khăn. “Từ khi được ông Vượng giúp đỡ, tạo điều kiện tham gia HTX Thịnh Vượng, năm 2018 gia đình tôi đã thoát được nghèo”. 

Không chỉ gia đình anh Long, đến nay HTX Thịnh Vượng còn tạo điều kiện cho 30 lao động ở địa phương có việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định 5 - 7 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, HTX còn giúp đỡ 5 hộ đặc biệt khó khăn, 5 hộ nghèo và 20 lao động trong vùng có vốn, giống, kỹ thuật, để tự thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Những nỗ lực của ông Vượng đã được các cấp chính quyền ghi nhận và tặng bằng khen, giấy khen vì có nhiều thành tích đóng góp cho quê hương.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.