Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm giàu từ trồng nho

PV - 15:18, 17/01/2020

Cây nho bám rễ trên đất Phan Rang (Ninh Thuận) từ lúc nào thì người nông dân ít khi biết đến. Họ chỉ biết rằng, muốn làm giàu phải trồng nho bởi lẽ, từ cây nho, nhiều người dân đã thay đổi cuộc đời.

Ông Nguyễn Văn Mọi là một điển hình làm giàu từ nho ở vùng đất Ninh Thuận
Ông Nguyễn Văn Mọi là một điển hình làm giàu từ nho ở vùng đất Ninh Thuận

Đổi đời nhờ nho

Về thôn Thành Sơn, nơi được xem là vùng trồng nho trọng điểm của xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) những ngày giáp Tết mới thấy được cuộc sống sung túc của người dân nơi đây. Dạo một vòng quanh thôn, chúng tôi gặp những nông hộ đang cần mẫn chăm tỉa từng chùm nho chín mọng, nặng trĩu quả trên giàn. Được biết, cây nho xanh NH 01-48 “bén duyên” ở vùng đất này từ năm 2000. Ban đầu chỉ có một vài hộ trồng. Sau này, nhờ giá trị kinh tế cao, ngày càng có thêm các hộ tham gia, nơi đây dần trở thành vùng “nông trường nho”. Và nho đã giúp nhiều người dân đổi đời thực sự.

Ông Hoàng Văn Giang, người có thâm niên gắn bó lâu năm với cây nho ở thôn Thành Sơn, chia sẻ: “Gia đình tôi hiện có 2 sào nho xanh, qua các vụ thu hoạch đều cho năng suất ổn định trên 6 tấn, với giá bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi trên 150 triệu đồng/vụ”.

Tại phường Phước Mỹ, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, ông Võ Hiền đưa chúng tôi đi thăm vườn nho đang vào giai đoạn đậu trái, ông Hiền cho biết: Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, bố ông là một trong những người trồng nho đầu tiên ở vùng đất này. Sau khi lập gia đình, từ những kinh nghiệm do bố truyền lại, ông trồng hơn 2 sào nho đỏ, dần dần mở rộng diện tích, đến nay được 4 sào, thu nhập hơn 200 triệu đồng/vụ.

Một trong những người nổi tiếng nhất và làm giàu từ nho trên đất Ninh Thuận là ông Nguyễn Văn Mọi, chủ trang trại “Nho Ba Mọi” xã Phước Thuận (Ninh Phước). Theo ông Mọi: Nho là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn so với các cây trồng chính của tỉnh, cao hơn 8 - 9 lần so với cây lúa... Nếu áp dụng đúng quy trình, tổng thu từ sản xuất nho dao động từ 750 - 900 triệu đồng/ha/năm tùy từng loại giống; trừ các chi phí đầu tư, thu nhập đạt từ 280 - 320 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, các sản phẩm chế biến sau nho cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thương hiệu Nho Ba Mọi có tiếng trong nước, nhưng ít ai biết để có được cơ ngơi như hôm nay, cùng với công sức, ông Ba Mọi còn dành cho loài cây này tình yêu đặc biệt.

Tính kế lâu dài

Ông Phan Quang Thựu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận cho biết: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 tăng diện tích trồng nho toàn tỉnh lên 2.200ha, trong đó có 1.000ha trồng nho giống mới chất lượng cao và 1.200ha trồng giống nho đỏ (Red Cardinal). Tổng diện tích nho trồng toàn tỉnh hiện có 1.220ha, tập trung chính ở các địa bàn Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Phan Rang - Tháp Chàm… Sản lượng hằng năm ước đạt 31.310 tấn với giá trị khoảng 830 tỷ đồng.

Để thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển để nâng cao vị thế, giá trị của cây nho, mặt hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh. Tỉnh đã khảo sát đánh giá các khu vực đất trồng nho phù hợp, với tổng số diện tích có khả năng trồng nho trên địa bàn toàn tỉnh hơn 7.905ha, trong đó có khoảng 4.000ha đất chủ động nước tưới. Đây là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng diện tích nho trong những năm tới.

Ninh Thuận cũng đang thực hiện chính sách ưu tiên hỗ trợ các thủ tục về đất đai cho những vùng sản xuất nho tập trung; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến rượu vang nho, sản phẩm khác như: nho khô, nước giải khát… Đồng thời hỗ trợ giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khoa học - kỹ thuật cho vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quảng bá các sản phẩm từ cây nho Ninh Thuận để mở rộng thị trường.  

Băn khoăn của người trồng nho hiện nay là nhu cầu sản phẩm nho ngày càng nhiều, nhưng chỉ có một vài trang trại và các cơ sở chế biến nhỏ. Do vậy, việc tạo điều kiện cho các vùng trồng nho VietGAP hạn chế bán tươi, liên kết với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm có chất lượng, đầu ra ổn định, nâng tầm giá trị kinh tế của nho, là điều cần quan tâm và cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.