Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuân mới ở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Sơn Ngọc - 22:47, 11/01/2020

Những ngày giáp Tết Canh Tý - 2020, nông dân vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận càng thêm tất bật và náo nức. Bà con đang khẩn trương thu hoạch nho, táo, măng tây xanh… kịp cho thương lái thu mua. Năm nay, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội được nâng cao nên đồng bào Chăm cũng đón Tết tươi vui, phấn khởi hơn...

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm được giữ gìn, phát triển.
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm được giữ gìn, phát triển

Niềm vui của vị Cả sư

Gia đình Cả sư Đổng Bạ ở làng Chăm Phước Đồng 2, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Cả sư Đổng Bạ là vị chức sắc cao tuổi có uy tín trong cộng đồng dân cư địa phương. Cả sư Đổng Bạ hiện trụ trì Tháp Pôklong Garai, đảm nhận hoạt động tín ngưỡng tâm linh của gần 4.000 hộ đồng bào Chăm sinh sống tại 11 thôn thuộc địa bàn 5 xã ở các huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và TP. Phan Rang - Tháp Chàm.

Trong những năm qua, ông tích cực vận động các vị chức sắc Chăm Bàlamôn nêu gương gia đình tiêu biểu và tuyên truyền thôn xóm đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh. Bà con tộc họ giúp nhau phát triển sản xuất, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, nuôi dạy con cháu học hành thành đạt. Ông tham gia cùng chính quyền và Mặt trận địa phương vận động đồng bào Chăm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ngày càng khởi sắc; tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào Chăm được giữ vững.

Cả sư Đổng Bạ đưa chúng tôi đi thăm thôn xóm vùng đồng bào Chăm ở xã nông thôn mới Phước Hậu. Theo Cả sư, bà con dân tộc Kinh - Chăm gắn bó lâu đời trên vùng đất Ninh Thuận. Lễ hội Ka tê của đồng bào Chăm được anh em người Kinh đến nhà thăm hỏi chung vui. Tết Nguyên đán của đồng bào Kinh được bà con người Chăm đem đu đủ, gạo thơm đến biếu các gia đình thân quen, thể hiện tấm lòng thương quý nhau. Phong tục này có từ ngày xưa được truyền lại gìn giữ tới ngày nay.

Cả sư chia sẻ, đồng bào Chăm luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước nên đời sống vật chất, tinh thần bà con ngày càng phát triển. Bà con bảo nhau thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” do Mặt trận tỉnh phát động; đóng góp công sức, tiền của, hiến đất chung tay cùng Nhà nước xây dựng đường làng, ngõ xóm sạch đẹp và chương trình thắp sáng đường quê phục vụ tốt đời sống Nhân dân...

Tất cả các xã vùng đồng bào Chăm có đường giao thông, trạm y tế, điện sinh hoạt, trường học khang trang. Nhiều gia đình xây được nhà ở to đẹp và nuôi con ăn học trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, doanh nghiệp. Bản thân gia đình ông cũng có một cháu nội vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành Văn hóa và hai cháu nội đang học đại học tại TP. Hồ Chí Minh.

Du khách Nhật Bản thăm quan làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm (làng Mỹ Nghiệp, xã Phước Dân, Ninh Phước).
Du khách Nhật Bản thăm quan làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm (làng Mỹ Nghiệp, xã Phước Dân, Ninh Phước)

Làng Chăm khởi sắc

Tỉnh Ninh Thuận hiện có 17.503 hộ, với 82.532 khẩu đồng bào Chăm. Đây cũng là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước còn gìn giữ nhiều nghi lễ, làng nghề truyền thống. Ông Lê Thanh Hùng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết, năm 2019 vừa qua đánh dấu bước phát triển mới, có nhiều khởi sắc trong vùng đồng bào Chăm. Đặc biệt là các ngành, các cấp tập trung thực hiện hiệu quả nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 gắn với Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg, ngày 18/02/2004, của Thủ tướng Chính phủ, về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự đối với vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới. Qua đó, đã huy động nhiều nguồn lực tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển nâng cao toàn diện đời sống vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận.

Nhờ đó đến nay, toàn tỉnh đã có 10/12 xã vùng đồng bào Chăm đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM. Các cơ sở giáo dục và y tế được đầu tư xây dựng khang trang theo hướng hiện đại; hệ thống điện lưới quốc gia đã phủ kín khắp các vùng đồng bào Chăm, phục vụ sản xuất và sinh hoạt Nhân dân.... Các xã có đồng bào Chăm sinh sống đạt chuẩn NTM tiêu biểu như Phước Hậu, Phước Thái, Phước Thuận, Phước Hữu (Ninh Phước), Xuân Hải (Ninh Hải), Phước Nam (Thuận Nam)… xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, điển hình như mô hình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP, với thu nhập lên tới 500 triệu đồng/ha, mô hình sản xuất lúa giống....

Với những đổi thay mạnh mẽ đó, một mùa Xuân mới ấm no, hạnh phúc đang tràn về trên khắp các làng quê vùng đồng bào Chăm dọc dài mảnh đất nắng gió miền Trung.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.