Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng Chăm Đa Phước làm theo lời Bác

PV - 09:59, 06/08/2019

Tỉnh An Giang là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, việc triển khai phong trào Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh đã tạo thay đổi rõ nét trong tư tưởng, nhận thức và hành động trong đời sống của đồng bào. Từ đó, góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương

Người Chăm ở An Giang có khoảng 17.200 người theo Hồi giáo Islam, riêng huyện An Phú có 9.309 người, chiếm 54,12% tổng số người dân tộc của tỉnh, họ sống tập trung ở các xã Đa Phước, Vĩnh Trường, Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, số còn lại rải rác ở các xã, thị trấn.

Về thăm làng Chăm ở xã Đa Phước (huyện An Phú) vào đầu tháng Tám lần này, đúng vào dịp đồng bào Chăm đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền hay còn gọi là lễ Hội RoYal của người Chăm. Khi đến đây, mới cảm nhận hết được những dấu ấn từ sự chung tay của đồng bào Chăm cùng chính quyền địa phương quyết tâm xây dựng cuộc sống mới; trong đó nổi bật là chung sức cùng chính quyền giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Đồng bào Chăm An Giang bảo tồn, phát triển nghề dệt truyền thống. Đồng bào Chăm An Giang bảo tồn, phát triển nghề dệt truyền thống.

Ông Du Số, Tổ trưởng tổ xây dựng NTM, ấp Hào Bao 2 tự hào khoe: “Người Chăm rất giỏi giao thương mua bán, phụ nữ Chăm rất khéo tay, nữ công gia chánh với nghề thêu đan, dệt vải và nấu ăn. Mô hình góp vốn từ hộ người Chăm có kinh tế khá để hỗ trợ hộ nghèo làm vốn buôn bán và mở cơ sở dệt đang được triển khai rất hiệu quả. Qua đó, góp phần tích cực vào phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không-3 sạch” của xã luôn đạt 100% chỉ tiêu đề ra”.

Chị Ha Ky Mah, ấp Hà Bao 2, xã Đa Phước là một trong những người phụ nữ Chăm thành đạt, từ nguồn vốn hỗ trợ của cộng đồng dân tộc mình để phát triển nghề may. Hiện nay, chị có cơ ngơi trị giá trên 500 triệu đồng, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mình mà cơ sở của chị còn tạo việc làm cho nhiều phụ nữ dân tộc Chăm nhàn rỗi tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Đa Phước cho biết, để giữ vững và xây dựng xã NTM nâng cao, Đa Phước đã thành lập 12 tổ công tác xây dựng NTM và thường xuyên xuống địa bàn, đến tận các hộ đồng bào Chăm vận động thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Riêng trong cộng đồng người Chăm đóng góp trên 2 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; góp quỹ mua cờ Tổ quốc và cờ phướn để treo theo các tuyến đường trong xã… Hiện hộ nghèo đồng bào dân tộc Chăm ở xã Đa phước chỉ còn 14 hộ, văn hóa truyền thống của đồng bào được bảo tồn, phát triển hiệu quả…”.

Theo ông Đoàn Bình Lâm, Phó Chủ tịch huyện An Phú, từ những thay đổi về phong tục và lối sống theo hướng tích cực nên những năm gần đây, đời sống của đồng bào Chăm ngày càng tiến bộ hơn. Bà con chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương tiêu biểu…

“Những chuyển biến này bắt nguồn từ việc đồng bào đã thực hiện tốt các phong trào thi đua của địa phương. Đặc biệt, thông qua việc học tập và làm theo lời Bác, qua các lần Hội thi tại các xã, ấp và cả tại các thánh đường, có nhiều thí sinh là dân tộc Chăm đã đạt thành tích cao về các mô hình làm kinh tế, tự quản xóm ấp và đã vận dụng vào trong thực tiễn đạt hiệu quả cao”, Phó Chủ tịch huyện Đoàn Lâm Bình nhấn mạnh.

SONG VY

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.