Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kiên Giang: Nông dân trồng kiệu phấn khởi đón Tết

Minh Triết - 10:49, 14/01/2020

Vào những ngày giáp Tết, giá củ kiệu nhích lên hằng ngày, khiến người dân trồng kiệu huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang phấn khởi vì trúng mùa, được giá, báo hiệu một năm mới vui trọn vẹn.

Những ngày giáp tết ruộng kiệu của ông Nguyễn Văn Rảnh luôn đông thương lái đến mua.
Những ngày giáp tết ruộng kiệu của ông Nguyễn Văn Rảnh luôn đông thương lái đến mua

Về huyện Hòn Đất những ngày ngày này, không khí Tết đã bắt đầu nhộn nhịp, bởi ở xứ trồng kiệu bán Tết, cứ thấy kiệu là thấy Tết. Theo Phòng Nông nghiệp huyện Hòn Đất, toàn huyện có trên 60ha trồng kiệu, tập trung ở các xã Mỹ Thái, Mỹ Hiệp, thị trấn Sóc Sơn và nhiều nhất là xã Mỹ Thuận, chiếm 1/3 diện tích trồng kiệu toàn huyện. Toàn xã Mỹ Thuận có khoảng 30 hộ trồng kiệu, với diện tích gần 20ha. Vào những ngày đầu tháng Chạp, người dân bắt đầu thu hoạch củ kiệu bán Tết. Và điều vui hơn là mùa kiệu năm nay có giá, giúp bà con trồng kiệu đón một cái Tết vui trọn vẹn.

Ông Nguyễn Văn Rảnh, 57 tuổi, ấp Sơn Thuận, xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, cho biết: Ông là người đầu tiên đưa cây kiệu về vùng đất này và bén duyên đến ngày hôm nay. Ông Rảnh kể, ông bắt đầu trồng kiệu từ năm 23 tuổi. Theo ông Rảnh, trồng kiệu không khó, chỉ cần nắm vững kỹ thuật và có vốn thì sẽ trồng kiệu thành công, vì trồng kiệu chi phí đầu tư khá cao nhưng đổi lại cũng cho thu nhập cao, gấp 10 lần trồng lúa.

Theo tính toán của ông Rảnh, 1ha đất trồng kiệu có tổng chi phí đầu tư khoảng 350 triệu đồng, từ: tiền mua giống, thuê nhân công làm đất, phủ rơm, phân, thuốc, chăm sóc, thu hoạch. Do mùa kiệu Tết 2019 giá không cao nên mùa vụ năm nay gia đình ông Rảnh chỉ trồng 2ha, với giá đầu tháng 12 (âm lịch) đã từ 16.000 - 17.000 đồng/kg và đang hút hàng, những ngày giáp tết này lên tới 20.000 - 25,000 đồng/kg. Nếu tính giá kiệu 20.000 đồng/kg thì 1 công kiệu trừ chi phí bà con trồng kiệu còn lời từ 30 - 40 triệu đồng.

Anh Trần Hữu Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thuận, cho biết: Nhờ trồng kiệu mà những năm qua hội viên nông dân xã Mỹ Thuận ổn định cuộc sống, qua đó hộ nghèo cũng giảm đáng kể. Hiện xã còn 55 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3% tổng số hộ toàn xã. Với tình hình giá kiệu đang lên như hiện tại, hy vọng bà con trồng kiệu của xã sẽ có một mùa kiệu Tết trúng mùa, được giá, đón năm mới thật vui vẻ, ấm áp.  

Tin cùng chuyên mục
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 07 - 11/9 vừa qua. Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, để sớm khôi phục sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.