Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao giá trị cho cà gai leo Yên Thủy

Hồng Phúc - 15:17, 17/02/2020

Theo khoa học, cà gai leo là loại cây dại, thường mọc hoang ở các bờ bụi… có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là về các bệnh liên quan đến gan. Loại cây này khá dễ trồng, ít bị sâu bệnh và phát triển quanh năm, trung bình 3 tháng là có thể thu hoạch được.

Các thành viên HTX Nông - lâm nghiệp Bảo Hiệu chăm sóc cây dược liệu cà gai leo
Các thành viên HTX Nông - lâm nghiệp Bảo Hiệu chăm sóc cây dược liệu cà gai leo

Từ lâu, cà gai leo đã được người dân xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) trồng nhiều, nhưng chỉ bán nguyên liệu thô và đầu ra cũng hạn chế. Đau đáu nỗi niềm làm sao để tăng giá trị kinh tế cho loài dược liệu quý trên quê hương, anh Bùi Quý Hợi (ở xã Bảo Hiệu) đã đem mẫu cà gai leo Yên Thủy đi kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, loại cây này có dược tính cao hơn nhiều so với cây trồng ở các địa phương khác.

Từ kết quả có được, đầu năm 2016, anh Hợi đứng ra vận động thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông - Lâm nghiệp Bảo Hiệu với 9 thành viên. HTX hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp giống cây lâm nghiệp và trồng các loại cây đặc sản, đặc biệt là phát triển cây dược liệu cà gai leo.

HTX đã xây dựng vùng cung ứng giống cây dược liệu cà gai leo và liên tục nhân rộng. Cuối năm 2016, HTX sản xuất thành công 100 vạn cây giống, đến năm 2017 đạt 150 vạn cây và năm 2018 là trên 200 vạn cây. HTX đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp dược uy tín như Công ty CP Dược OPC Bắc Giang, Công ty Dược Hà Nội, Công ty CP Dược Sao Mai (TP.Hòa Bình)… để ký kết các hợp đồng, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho thành viên.

Anh Hợi đã sớm nhận ra, để nâng cao giá trị kinh tế cây cà gai leo thì không chỉ dừng lại ở cung cấp sản phẩm nguyên liệu. Qua hàng chục lần thử nghiệm, tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, những mẻ cao cà gai leo ra đời. Sản phẩm này còn giữ nguyên được dược tính quý trong cây cà gai leo mà giá trị kinh tế gấp hàng chục lần thành phẩm thô. Bênh cạnh đó, HTX còn cho ra mắt thị trường dòng sản phẩm trà cà gai leo túi lọc. Từ đó đến nay, bình quân mỗi năm, HTX xuất bán ra thị trường hơn 20.000 hộp sản phẩm cao cà gai leo, gần 10.000 hộp trà cà gai leo và hơn 50 tấn cà gai khô cho các công ty dược trong và ngoài nước.

Gần 3 năm phát triển sản xuất cao cà gai leo theo mô hình khép kín (thành viên trồng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX bao tiêu đầu ra), HTX đã thay đổi tư duy sản xuất của các thành viên, từ manh mún, nhỏ lẻ, sang sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị. HTX hiện nay có 12 hộ thành viên, thu hút 20 lao động, liên kết với 2 tổ hợp tác (THT) và 200 hộ tham gia, bảo đảm thu nhập bình quân của mỗi thành viên đạt gần 10 triệu đồng/tháng, thu nhập của thành viên THT và các hộ tham gia liên kết đạt 4 - 6 triệu đồng/tháng.

Hệ thống phân phối sản phẩm của HTX đã xuất bán trên phạm vi cả nước với trên 200 đại lý, điểm kinh doanh, nhiều siêu thị. Sản phẩm cao cà gai leo của HTX đã đạt chứng nhận OCOP của tỉnh.

“Thời gian tới, HTX sẽ phát triển vùng nguyên liệu theo hướng liên kết thêm với các hộ trong, ngoài xã và các huyện lân cận với quyết tâm đưa thương hiệu “Cà gai leo Yên Thủy” tiếp cận và vươn tới thị trường mới, bảo đảm nguồn sinh kế bền vững cho người dân”, Giám đốc Bùi Quý Hợi cho biết.

HTX sẽ phát triển vùng nguyên liệu theo hướng liên kết thêm với các hộ trong, ngoài xã và các huyện lân cận với quyết tâm đưa thương hiệu “Cà gai leo Yên Thủy” vươn tới thị trường mới, bảo đảm nguồn sinh kế bền vững cho người dân”.

Giám đốc HTX Nông - Lâm nghiệp Bảo Hiệu Bùi Quý Hợi.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.