Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Cú hích” phát triển kinh tế tập thể

Tùng Nguyên - 11:20, 22/11/2019

Kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là Hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Sau khi có Luật HTX 2012, dù đã có thành công bước đầu nhưng HTX vẫn phát triển chưa tương xứng tiềm năng.

Sản phẩm nấm của HTX Hợp Giang nâng cao giá trị khi tham gia OCOP (Ảnh tư liệu)
Sản phẩm nấm của HTX Hợp Giang nâng cao giá trị khi tham gia OCOP (Ảnh tư liệu)

HTX hoạt động chưa hiệu quả xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân; trong đó có thiếu vốn, thiếu cơ chế, chính sách,… Nhưng quan trọng hơn là nhiều HTX “ôm” quá nhiều lĩnh vực kinh doanh, không có sản phẩm chủ lực nên thường bị “lép vế” trên thị trường.

Chính vì vậy, khi các địa phương triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) như thổi một luồng gió mới vào các HTX. Không chỉ được nhận nhiều chính sách hỗ trợ phát triển HTX sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp mà ngay bản tân các HTX cũng đã đổi mới tư duy theo hướng mới.

Nhiều hợp tác xã đã lựa chọn cho sản phẩm của mình theo hướng đi riêng, đặc thù để phát huy lợi thế. Đây là nền tảng, cơ sở để xây dựng hoạt động, tổ chức của HTX; đồng thời sản phẩm cũng nhanh chóng hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển thương hiệu.

Như HTX dịch vụ Nông nghiệp Hợp Giang (Bạch Thông, Bắc Kạn), chuyên sản xuất các loại nấm. Trước khi có OCOP, sản phẩm nấm các loại của HTX mặc dù đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản tỉnh xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm, đẩy HTX vào tình cảnh khó khăn.

Sau khi tham gia và sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, doanh số kinh doanh của HTX tăng mạnh. Hiện nay, HTX đã tiếp tục đầu tư, mở rộng nhà xưởng, liên kết với các tổ chức khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, HTX đã sản xuất thành công sản phẩm nấm Linh Chi, có chất lượng cao, giá thành lên tới 1 triệu đồng/kg; đời sống của xã viên vì thế được nâng lên rõ rệt.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.