Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gỡ “nút thắt” liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tùng Nguyên - 10:55, 20/12/2019

Chỉ hơn 1 năm thực hiện, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP đã được hầu hết các địa phương trên cả nước tham gia, tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng và cho thấy sự sáng tạo của người dân là vô hạn, ngày càng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của OCOP. Nhưng hiện nay, sản phẩm OCOP vẫn chưa thể thâm nhập sâu vào thị trường trong khi nhu cầu của người dân và du khách là rất lớn.

Liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP hiện vẫn còn hạn chế. (Ảnh minh họa)
Liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP hiện vẫn còn hạn chế. (Ảnh minh họa)

Đánh giá tại Hội nghị “Kết nối các sản phẩm OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP” do Bộ Công Thương tổ chức sáng 17/12 mới đây cho thấy, Chương trình OCOP đã được thực hiện ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Chương trình tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng; trong đó có nhiều sản phẩm thuộc hạng 4 sao, 5 sao. 

Mặc dù vậy, nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng chỉ được biết đến ở địa phương mình, chưa được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và thu hút được sự quan tâm của du khách nước ngoài. Nút thắt lớn nhất hiện nay là vấn đề liên kết với nhà phân phối để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, “nút thắt” lớn nhất trong việc sản phẩm OCOP chưa được tiêu thụ nhiều là do liên kết, mở rộng thị trường trong nước và thế giới chưa tốt. Phát triển theo chu trình OCOP cũng là phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, vì thế việc đánh giá, gắn sao cho sản phẩm mới chỉ là đầu chuỗi.

Phần cuối chuỗi và cũng là phần then chốt giúp chuỗi này tồn tại là xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm. Việc phát triển các điểm bán hàng và quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP cũng là khâu quan trọng nhất, tạo nên hệ thống phân phối hiệu quả, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.