Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nông dân lo lắng vì giá phân bón tăng đột biến

PV - 15:56, 04/04/2018

Hiện nay, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu 2018. Tuy nhiên, thời điểm này, giá phân bón đang có nhiều biến động từ các đại lý bán vật tư nông nghiệp khiến cho nhiều nông dân hết sức lo lắng.

Giá phân bón tăng cao khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất lúa. Giá phân bón tăng cao khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất lúa.

 

Ông Lê Văn Long, ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang, người làm ruộng quy mô lớn với gần 20ha, khi ra đại lý hỏi mua phân đã ngỡ ngàng vì giá phân tăng chóng mặt.

Ông Long cho biết: Sau khi thu hoạch xong vụ đông xuân, ông tiếp tục cho xuống giống vụ hè thu, hiện lúa trên đồng đã được 19 ngày tuổi, đến lúc cần bón phân, thì nghe tin giá phân bón đã tăng lên từ 35.000-50.000 đồng/bao (tùy loại) so với đầu vụ lúa đông xuân 2017-2018 vừa qua. Tuy giá phân tăng, nhưng ông Long cũng phải chấp nhận mua số lượng lớn mang về sử dụng.

“May mắn là vụ lúa vừa qua lúa trúng mùa, bán giá cao nên nông dân tụi tôi có tiền đầu tư mua phân bón phục vụ cho vụ hè thu. Mặc dù rất nóng ruột không biết vụ này sâu bệnh, thời tiết có thuận lợi không, đến khi thu hoạch có bán giá cao hay không, nhưng trước mắt thấy chi phí tăng cao do giá phân bón đội lên chóng mặt”, ông Long nói.

Tìm đến các đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ, chưa bao giờ giá phân bón lại tăng bất thường như năm nay. Đặc biệt là các loại phân như NPK, DAP, urê, kali... Khảo sát tại các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh phân bón trên địa bàn, hiện giá mặt hàng này tăng bình quân từ 40.000-90.000 đồng/bao so với vụ lúa trước.

Cụ thể, Urê Cà Mau giá 365.000 đồng/bao; Urê Phú Mỹ 355.000 đồng/bao; DAP 6-6-0 TP giá 560.000 đồng/bao; DAP 64 Hồng Hà 620.000 đồng/bao; kali Phú Mỹ 400.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 (loại 3 màu cao cấp) giá 595.000 đồng/bao, NPK 16-16-8 (loại 3 màu cao cấp) 495.000 đồng/bao, NPK 25-25-5 giá 600.000 đồng/bao…

Tại một số huyện của tỉnh Kiên Giang như Giang Thành, Tân Hiệp... nông dân đã gieo sạ lại lúa hè thu ngay sau khi bội thu từ vụ lúa đông xuân, hiện có nơi lúa đã từ 10 ngày đến 1 tháng. Theo tìm hiểu, năm nay các đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp làm ăn khá thuận lợi, do nông dân trúng mùa nên đại lý dễ thu nợ. Từ đó, có vốn để nhập hàng, chuẩn bị cho vụ tiếp. Còn nông dân bán lúa được giá cao nên họ mạnh dạn đầu tư, hy vọng sẽ thắng thêm vụ lúa tiếp theo.

Tại huyện Giang Thành, trà lúa hè thu sớm nông dân đã xuống giống hơn 11 ngàn ha, hiện lúa đã được khoảng 1 tháng, đang rất cần bón phân để thúc đẻ nhánh. Còn tại huyện Tân Hiệp, nông dân ấp Kênh 4B, xã Tân An, đã gieo sạ lại vụ lúa hè thu được khoảng 1 ngàn ha (toàn ấp), lúa từ 5-10 ngày, bắt đầu bơm nước để bón phân đợt đầu, vì vậy, nhu cầu phân bón cũng đang tăng theo… Vì thế các đại lý cũng nâng giá theo.

Trước tình hình trên, đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc sớm có các biện pháp bình ổn giá giúp người dân có thể yên tâm canh tác trên mảnh đất của mình đem lại hiệu quả kinh tế.

THIÊN ĐỨC - HOÀNG VŨ

Tin cùng chuyên mục
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 07 - 11/9 vừa qua. Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, để sớm khôi phục sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.