Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nơi người dân đặt trọn niềm tin

PV - 10:40, 15/01/2018

Chị Vừ Thị Muôn, ở thôn Sủng Pả A, một bệnh nhân đến khám định kỳ ở Trạm cho biết: “Trước đây khi bị ốm, tôi chỉ biết nhờ thầy về nhà cúng, nhưng mãi không khỏi. Từ khi có Trạm Y tế, cứ mỗi lần bị ốm là tôi ra đây để các bác sĩ khám và được phát thuốc miễn phí, bệnh tình rất nhanh khỏi”.

Bác sĩ Trạm Y tế xã Phố Cáo (Đồng Văn) khám bệnh cho bệnh nhân. Bác sĩ Trạm Y tế xã Phố Cáo (Đồng Văn) khám bệnh cho bệnh nhân.

Cũng như chị Muôn, cháu Vừ Thị Lan, đêm hôm trước đột nhiên bị đau bụng dữ dội, gia đình lập tức đưa em đến trạm xá ngay. Sau 2 ngày được các y, bác sĩ chữa trị tận tình, cháu đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Không chỉ riêng chị Muôn và gia đình cháu Lan đặt lòng tin vào các y, bác sĩ của Trạm Y tế xã Phố Cáo mà lâu nay, người dân của 18 thôn bản trong xã Phố Cáo đều có chung một niềm tin như vậy. Trong năm 2017, đã có hơn 2 nghìn lượt người tới Trạm khám chữa bệnh và xin cấp phát thuốc. Đặc biệt, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng được các y, bác sĩ đều đặn thực hiện mỗi tháng 2 lần tại 18 thôn bản. Chính vì thế, Trạm Y tế xã Phố Cáo luôn là địa chỉ tin cậy của người dân nơi đây mỗi khi bị bệnh.

Theo ông Vừ Mí Chơ, Chủ tịch UBND xã Phố Cáo cho biết: Từ năm 2012 trở về trước, người dân chưa quan tâm thực sự đến sức khỏe của mình do đường sá đi lại khó khăn; hơn nữa đồng bào DTTS còn có hủ tục cúng bái để chữa bệnh. Nhưng từ năm 2013, trở lại đây, người dân đã có những thay đổi nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe.

“Có được những kết quả tích cực đó, chính quyền xã đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, đặc biệt là phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ Trạm Y tế xã trong khám chữa bệnh và công tác tuyên truyền, truyền thông về sức khỏe cho người dân” ông Chơ cho biết.

Theo bác sĩ Sùng Mí Lử, Trưởng Trạm Y tế xã Phố Cáo, toàn xã Phố Cáo có 18 thôn bản với gần 6 nghìn nhân khẩu, chủ yếu là người Dao, Mông, Hoa, Pu Péo. Trong đó, có 3 thôn biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, thôn xa nhất cách trung tâm xã gần 10km đường núi đá. Mạng lưới y tế và lực lượng y, bác sĩ của Trạm đã cơ bản đáp ứng được công tác khám chữa bệnh ban đầu cho bà con trên địa bàn. Trạm có 8 giường bệnh, với nhà 2 tầng khang trang cùng 12 phòng làm việc. Trạm cũng xây dựng thêm nhà lưu trú 5 gian cho cán bộ, các trang thiết bị khám chữa bệnh được đầu tư khá đầy đủ.

“Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng cán bộ và phát huy vai trò của đội ngũ y tế thôn bản, thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn. Cùng với đó, tập thể cán bộ của Trạm luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác khám chữa bệnh, trực 24/24, công tác vệ sinh luôn sạch sẽ, gọn gàng” ông Lử nói.

Được biết, Trạm Y tế Phố Cáo hiện có 5 cán bộ làm việc tại Trạm gồm 1 bác sĩ đa khoa, 1 y sĩ đa khoa, 1 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh và 1 y tá. Bên cạnh đó, tại 18 thôn bản trên địa bàn xã có 18 y tế thôn bản và 3 cô đỡ, đây là đội ngũ luôn sâu sát cơ sở, kịp thời phát hiện và có chế độ thông tin báo cáo kịp thời mỗi khi có dịch bệnh xảy ra.

Năm 2014, Trạm Y tế xã Phố Cáo đã đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã.

QUÝ HOÀNG

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.