Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Những lớp học “2 bảng viết” ở đỉnh đèo Đăk Nuê

PV - 14:07, 14/12/2017

Một lớp học chỉ có 1 giáo viên nhưng có tới 2 bảng viết với các nhóm học sinh ở trình độ khác nhau. Đó là tình cảnh không còn là chuyện hiếm ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa xã Đăk Nuê, huyện Lăk (Đăk Lăk).

Từ điểm chính Trường Tiểu học Y Ngông Niê Kđăm, trên con đường đất gồ ghề nhiều dốc, bụi và ổ gà, chúng tôi đến điểm trường buôn Py Pai Bi. Điểm trường Py Pai Bi nằm cách điểm chính hơn 5km, hiện có 2 lớp ghép với 22 học sinh. Bên trong lớp ghép, hai dãy bàn ghế kê tách biệt với nhau để mỗi trình độ sẽ ngồi một dãy, mỗi tấm bảng cũng được ghi nội dung bài giảng riêng cho mỗi trình độ.

Cô H’Nhin Ông phụ trách lớp học ghép 1-2 đang cầm tay hướng dẫn học sinh lớp 1 nắn nót viết từng nét chữ, rồi tất bật chạy sang dãy bàn ghế bên kia kiểm tra bài tập cho học sinh lớp 2. Cô H’Nhin Ông cho biết: Giảng dạy lớp ghép gặp rất nhiều khó khăn do trình độ của các em khác nhau. Đặc biệt là những lớp mà học sinh không được học qua lớp mầm non và lên thẳng lớp một, các em bị hổng toàn bộ kiến thức mà đáng lẽ ra các em được học ở bậc mầm non nên việc bổ sung kiến thức mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, do cuộc sống còn nhiều khó khăn nên nhiều phụ huynh chưa chú trọng đến việc học của con em mình, nhiều em đến lớp không có sách vở, dụng cụ học tập. Thương học trò, các thầy cô giáo trích tiền lương của mình mua sách vở, bút chì… cho học sinh.

Cô H’Nhin Ông đang dạy lớp học ghép trình độ 1+2 ở điểm trường buôn Py Pai Bi. Cô H’Nhin Ông đang dạy lớp học ghép trình độ 1+2 ở điểm trường buôn Py Pai Bi.

 

Bên cạnh lớp học ghép của cô H’Nhin, thầy Y Lóa Kmăn phụ trách lớp ghép 3-4 nhễ nhại mồ hôi vì chạy qua, chạy lại hai dãy bàn ghế, hết dạy cho học sinh lớp 3 tập đọc lại quay sang dạy học sinh trình độ lớp 4 làm toán. Cả buổi dạy, thầy Y Lóa Kmăn không có chút thời gian để nghỉ ngơi. “Đa số học sinh điểm trường này là người DTTS, sống trong điều kiện kinh tế khó khăn, các em ít tiếp xúc bên ngoài, nói tiếng phổ thông chưa rõ, tiếp thu bài chậm nên việc dạy càng khó khăn hơn”.

Thầy Trần Văn Chính, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Y Ngông Niê Kđăm cho biết: Trường Tiểu học Y Ngông Niê Kđăm ở xã Đăk Nuê là trường có nhiều lớp ghép nhất huyện với 3 lớp học ghép hai trình độ (2 lớp ghép trình độ lớp 1+ 2 và 1 lớp ghép lớp 3+4), riêng buôn Py Pai Bi có 2 lớp. Trường có 3 điểm trường nhưng đều cách nhau hơn 5km nếu để các em về điểm chính học thì các em đến lớp rất khó khăn vì các em phải đi bộ đến trường, còn nếu mở lớp theo từng trình độ thì không đủ số lượng học sinh. Việc mở lớp ghép là giải pháp “tối ưu” để giúp các em học sinh vùng sâu được đến trường học chữ.

Thay y loa Thầy Y Lóa Kmăn phụ trách lớp ghép 3-4

 

Công văn số 9548/BGDĐT-GDTH ngày 13/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học thì: “Ở những địa bàn ĐBKK có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá hai trình độ. Trường hợp đặc biệt có thể ghép ba trình độ nhưng mỗi lớp không quá 10 học sinh. Hạn chế tổ chức lớp ghép ở lớp đầu cấp (lớp 1) và lớp cuối cấp (lớp 5), nên tổ chức lớp ghép gồm các trình độ liền nhau”.

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lăk, địa phương hiện vẫn còn 6 lớp ghép bậc tiểu học với 81 học sinh thuộc các trường: Lê Văn Tám (xã Krông Nô), Nơ Trang Lơng (xã Nam Kar), Đặng Thùy Trâm (thị trấn Liên Sơn) và Y Ngông Niê Kđăm (xã Đăk Nuê).

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lăk cho biết, việc dạy và học ở những lớp ghép gặp nhiều khó khăn, chất lượng cũng không thể bằng những lớp học một trình độ, nhưng đối với những khu vực vùng sâu, vùng xa thì những lớp học như vậy là giải pháp tối ưu và mang lại hiệu quả nhất. Để nâng cao chất lượng dạy và học, trong thời gian tới phòng sẽ nghiên cứu việc đặt các điểm trường cho phù hợp hơn với điều kiện đi lại của học sinh và phấn đấu đến năm 2020 sẽ không còn những lớp học ghép.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.