Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhức nhối nạn xuất cảnh trái phép ở Yên Bái

HOÀI DƯƠNG - 11:12, 14/10/2019

Tin vào lời hứa hẹn của các đối tượng “cò”, không ít phụ nữ DTTS ở Yên Bái đã xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc với ảo vọng đổi đời. Rất nhiều người đã vỡ mộng, thậm chí không ít trường hợp dù được trở về nước thì cũng lâm vào cảnh bi đát.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức là một trong những giải pháp hạn chế tình trạng vượt biên trái phép. (Ảnh tư liệu)
Tuyên truyền nâng cao nhận thức là một trong những giải pháp hạn chế tình trạng vượt biên trái phép. (Ảnh tư liệu)

Vỡ mộng đổi đời

Năm 2016, buồn vì chồng bê tha rượu chè, gia cảnh lại khó khăn nên khi nghe lời của một người môi giới chị Cứ Thị Sông, sinh năm 1987, ở thôn Trống Chờ, xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải) đã xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Trước khi đi, “cò” nói với chị là sang đó công việc không vất vả, thu nhập lại được 8 - 9 triệu đồng/tháng.

Nhưng thực tế không như “cò” nói. Xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, chị Sông phải lao động cực nhọc từ 7h sáng đến 23h đêm với mức lương ít ỏi, chỉ 2 - 3 triệu đồng, mà làm 3 tháng thì 2 tháng không được trả lương, điều kiện sinh sống vô cùng khó khăn. 

Chị Sông là 1/12 lao động ở huyện Mù Cang Chải được cơ quan chức năng hai nước phối hợp giải cứu khỏi cảnh làm thuê cơ cực nơi xứ người. Những tưởng khi về nước sẽ được đoàn tụ với gia đình thì chị lại bị chồng ruồng bỏ, xa lánh và phải dựng lều sống một mình. 

Chị Sông cũng như nhiều phụ nữ khác xuất cảnh trái phép sang làm thuê xứ người vốn dĩ mang cái khổ cho bản thân. Nhưng đáng quan tâm hơn với những phụ nữ đã có con cái, khi sang nước bạn rồi biệt vô âm tín khiến không ít đứa trẻ ở quê phải sống trong cảnh côi cút, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, thậm chí phải gánh thêm những trách nhiệm nặng nề của người lớn.

Cần giải pháp đồng bộ 

Em Hờ Thị Dinh là học sinh lớp 8 Trường PTDT Bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải. Khi mới 11 tuổi, Dinh mất cha. Tiếp đó, mẹ Dinh tin lời kẻ xấu dụ dỗ đã bỏ nhà sang bên kia biên giới. Đã 4 năm trôi qua, dù mới 14 tuổi, nhưng Dinh vừa làm chị, vừa đảm trách vai trò làm cha, làm mẹ để chăm lo cho đứa em trai chưa đầy 10 tuổi. Hằng ngày, hai chị em sống dựa vào những bữa ăn của lớp bán trú và sự cưu mang của thầy cô giáo. 

Gia đình em Dinh cũng như bản thân chị Cứ Thị Sông là hai trong rất nhiều trường hợp ở Yên Bái lâm vào cảnh cơ cực vì xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2018, tỉnh Yên Bái đã phát hiện trên 320 trường hợp xuất cảnh trái phép, trong đó có 200 trường hợp là phụ nữ. Phần lớn là người DTTS Mông, Dao, Tày… ở vùng cao, miền núi ĐBKK thuộc các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên… Độ tuổi trung bình của những lao động xuất cảnh trái phép dao động từ 25 - 30 tuổi, thậm chí có những trường hợp dưới 18 tuổi. 

Theo Thượng tá Nguyễn Minh Đạt, Phó Trưởng phòng Bảo vệ Chính trị - Công an tỉnh Yên Bái, để giảm thiểu tình trạng xuất cảnh trái phép, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cùng với việc tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức thì quan trọng nhất là phải tạo việc làm, giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. 

Bản thân chị em phụ nữ DTTS cũng không lường hết được hậu quả khi xuất cảnh trái phép. Đồng thời một số trường hợp còn chủ động tiếp tay vận động và lôi kéo bạn bè đi cùng khiến cuộc chiến chống nạn xuất cảnh trái phép gặp rất nhiều khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.