Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ An: Những hệ lụy từ vấn nạn vượt biên lao động chui

PV - 10:09, 26/07/2019

Lợi dụng nhận thức hạn chế cũng như nhu cầu tìm việc làm của các lao động nữ vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thời gian qua, các đối tượng xấu đã tìm nhiều thủ đoạn để dụ dỗ, lừa gạt các lao động vượt biên sang lao động trái phép ở Trung Quốc. Sự nhẹ dạ đã khiến không ít người vô tình trở thành nạn nhân của bọn buôn người, gây nhiều hệ lụy cho cuộc sống của người dân cũng như xã hội.

Sập bẫy buôn người

Là nạn nhân trở về từ Trung Quốc sau 8 năm lưu lạc, chị Vi Thị Bình 44 tuổi (dân tộc Thái) ở bản Minh Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu vẫn chưa hết bàng hoàng chia sẻ: Năm 2009, tôi gặp người đàn ông tên Quỳnh ở bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh. Quỳnh khuyên chị đi sang Trung Quốc làm công ty với mức lương từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng. Vì cuộc sống khó khăn, nghe Quỳnh dỗ ngon ngọt nên tôi đồng ý theo Quỳnh vượt biên sang Quảng Đông, Trung Quốc.

Sang Trung Quốc, Quỳnh ép chị lấy chồng người Trung Quốc, vì không có lối thoát nên chị phải nghe theo và lấy người đàn ông có tên Xân làm nghề xây dựng. Hai người thuê nhà đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Đến năm 2013 chị trốn được về Việt Nam.

Sau 8 năm lao động ở Trung Quốc nhà chị Vi Thị Bình ở bản Tiến Minh, xã Châu Hạnh vẫn là ngôi nhà tạm bợ. Sau 8 năm lao động ở Trung Quốc nhà chị Vi Thị Bình ở bản Tiến Minh, xã Châu Hạnh vẫn là ngôi nhà tạm bợ.

Chị Bình tâm sự: Mình dại nên bị lừa. Cứ nghĩ sang đó cuộc sống sẽ tốt hơn ai ngờ cuộc sống tủi nhục trăm bề… Khi trở về với hai bàn tay trắng. Hỏi chị Bình về hoàn cảnh của chị Hiền người đi cùng. Chị cho biết”. “Hắn chết rồi, chết vì bệnh xã hội”.

Trường hợp bà Vi Thị Huệ ở bản Tà Lành, xã Châu Hạnh thì khác. Bà Huệ cho biết: Năm 2018, thông qua giới thiệu của người quen, bà và một số người tự bắt xe đi ra Hà Nội để sang Trung Quốc làm thuê. Tuy nhiên, sang nơi đất khách, nhiều người bị lừa bán vào động mại dâm. Có người không may còn bị tai nạn chết, phải nhờ cộng đồng người Việt kêu gọi đóng góp mới có đủ tiền thiêu và đưa tro cốt về quê…

Qua tìm hiểu không chỉ ở huyện Quỳ Châu mà hiện nay ở các huyện biên giới Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong... vẫn còn hàng trăm lao động nữ vượt biên trái phép sang làm thuê ở Trung Quốc. Điều đáng lo ngại là vì sang làm việc chui nên không ít người rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người hoặc phải trở về với hai bàn tay trắng hoặc bỏ mạng nơi xứ người.

Trách nhiệm của ai?

Thực trạng lao động vùng miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An ồ ạt sang Trung Quốc lao động trái phép đã để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm của chính quyền địa phương và các ngành liên quan ở đâu?

Trưởng bản Húa Na, xã Châu Hạnh, ông Nguyễn Đình Phán cho hay, những năm 2015 trở về trước, ở bản Húa Na xảy ra “cơn lốc” đi lao động chui ở Trung Quốc. Cả bản có 114 hộ nhưng đã có gần một nửa số hộ có người vượt biên làm thuê. Hiện nay người dân được tuyên truyền nhiều và các lực lượng chức năng đấu tranh mạnh mẽ nên cũng đã giảm nhiều rồi. Hiện nay chỉ có vài chục người đang ở bên đó mà thôi.

Lao đồng người Việt ở Lạng Sơn chờ người đến đón đi theo đường tiểu ngạch vượt biên sang Trung Quốc Lao đồng người Việt ở Lạng Sơn chờ người đến đón đi theo đường tiểu ngạch vượt biên sang Trung Quốc

Đại diện Công an xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu nói rằng, việc kiểm soát số lao động này là rất khó, họ đi làm không lên Ban Công an xã xin giấy tờ tạm vắng nên chỉ khi họ rời địa phương thời gian dài mới biết được họ đi làm thuê ở Trung Quốc. Lực lượng Công an xã cũng luôn theo dõi các đối tượng lạ mặt xuất hiện ở địa phương, thế nhưng hiện giờ chúng tuyển người chỉ thông qua điện thoại rồi hẹn gặp nơi khác để dụ dỗ… nên rất khó ngăn chặn và xử lý.

Bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng Phòng Lao động UBND huyện Quỳ Châu cho biết: Năm 2017, huyện Quỳ Châu có 365 người lao động chui sang Trung Quốc, năm 2018 con số đó là 276 người và 6 tháng đầu năm 2019 có 113 người vượt biên sang Trung Quốc tìm việc làm. Thực sự đây là con số làm huyện phải đau đầu.

Về nguyên nhân và giải pháp để hạn chế tình trạng này bà Oanh nói rằng: Hằng năm huyện cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền về sự nguy hiểm của loại hình lao động này và giao trách nhiệm cụ thể cho các địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương vì nhiều lý do khác nhau có sự buông lỏng quản lý hoặc không kiểm soát được và không làm tốt công tác tuyên truyền nên thực trạng này vẫn diễn ra.

Trong chuyến công tác tại xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, sau khi nghe Chủ tịch xã Vi Văn Bằng báo cáo số lao động trái phép đang ở Trung Quốc hiện nay là trên dưới 100 người và đa phần là phụ nữ đi lao động bất hợp pháp. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã rất trăn trở, chất vấn về nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và hướng giải quyết.

Theo đó, Bộ trưởng nhấn mạnh, để tình trạng này diễn ra nguyên nhân đầu tiên là địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền và chưa tạo được sinh kế cho người dân để họ lao động kiếm sống ngay trên quê hương mình. Chính quyền và ban, ngành các cấp chưa phối hợp tốt trong việc quản lý lao động và chưa nhận thức rõ về những hệ lụy mà lao động trái phép ở nước ngoài. Bộ trưởng yêu cầu, thời gian tới phải tìm ra đâu là nguyên nhân chính để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.