Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dào San (Lai châu): Lao động vượt biên trái phép diễn biến phức tạp

PV - 14:10, 17/09/2018

Theo báo cáo của UBND xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, 8 tháng đầu năm 2018, địa phương này có 123 trường hợp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Tình trạng người dân vượt biên trái phép có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng an ninh trật tự và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Trở về sau chuyến đi hơn 1 tháng sang Trung Quốc làm thuê, anh Lý Văn T. ở bản Hợp 3, xã Dào San nhớ lại: “Trong một lần đi chợ Trung Quốc gặp một chủ thầu xây dựng, ông ta nói, sẽ trả cho 2 triệu đồng/ngày làm phụ hồ. Được hơn tháng, tôi nói muốn lấy lương để gửi về cho gia đình, nhưng chủ thầu không thanh toán. Khi tôi đòi tiền công, chủ thầu dọa sẽ gọi chính quyền, công an Trung Quốc đến bắt. Nghe vậy, tôi sợ quá đành bỏ chạy về Việt Nam mà không có đồng tiền công nào”.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là một trong những giải pháp hạn chế tình trạng vượt biên trái phép đi làm thuê. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là một trong những giải pháp hạn chế tình trạng vượt biên trái phép đi làm thuê.

Trường hợp như anh Lý Văn T. ở Dào San không phải là hiếm. Nhiều năm trở lại đây, tình trạng người dân khu vực biên giới ở xã Dào San vượt biên sang Trung Quốc lao động trái phép có nhiều diễn biến phức tạp. Một số đối tượng xấu hứa hẹn với nhiều phụ nữ đưa đi bán hàng, phụ quán, nhưng đã bán vào các ổ mại dâm, hoặc đưa sâu vào nội địa bán làm vợ. Một số người may mắn trốn thoát được về, được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giải cứu, nhưng không ít người đến nay vẫn rơi vào tình trạng mất tích. Vì mặc cảm, xấu hổ, sợ bị chính quyền xử phạt nên nhiều người không dám nói ra. Vì thế, nhiều người không biết, vẫn ôm mộng “việc nhẹ, lương cao” ở nước ngoài.

Theo thống kê của xã Dào San: Số lượng người xuất cảnh trái phép qua biên giới làm thuê có 22 trường hợp đi trồng chuối quanh năm, 101 trường hợp lao động ngắn ngày (đi về trong ngày hoặc vài ngày) với các công việc chủ yếu là: cày cuốc ruộng nương, bốc vác chuối, chăm sóc nương chuối có diện tích lớn (mỗi nương khoảng từ 5 - 6 ngàn cây, chủ thuê trả khoảng 100 triệu đồng/năm).

“Việc đi lại của bà con chủ yếu qua đường tiểu ngạch, lối mở hai bên biên giới nên đã gây mất an ninh trật tự, khó khăn cho lực lượng chức năng quản lý địa bàn, thậm chí rắc rối cho chính bản thân người lao động ở nơi đất khách quê người”, Thiếu tá Triệu Văn Như, Đồn phó Nghiệp vụ Đồn Biên phòng Dào San nhận định.

Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Lai Châu tuyên truyền văn kiện pháp lý về Quy chế biên giới cho đồng bào DTTS. Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Lai Châu tuyên truyền văn kiện pháp lý về Quy chế biên giới cho đồng bào DTTS.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng lao động “chui”, vượt biên sang Trung Quốc làm thuê, Công an xã Dào San đã phối hợp cùng Đồn Biên phòng Dào San, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nâng cao nhận thức trong việc xuất, nhập cảnh. Nhưng cũng chỉ mới dừng ở mức tuyên truyền. “Trên thực tế, những trường hợp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động “chui” đều giấu hành vi của mình. Chỉ khi xảy ra sự cố hoặc phía bạn thông báo việc bắt giữ người Việt Nam, phía ta mới biết và phối hợp cùng lực lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc thực hiện việc trao trả”, ông Thào A Páo, Phó trưởng Công an xã Dào San nhận định.

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay đã có một số trường hợp ở Dào San sang Trung Quốc làm thuê có báo cáo với chính quyền xã. “Chính quyền địa phương tạo điều kiện tối đa để bà con có thể làm ăn, phát triển kinh tế. Tuy nhiên bà con cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, hoàn thiện các thủ tục về xuất, nhập cảnh vùng biên giới. Như thế việc đi, về qua cửa khẩu sẽ đảm bảo an toàn hơn”, ông Phàn A Long, Chủ tịch UBND xã Dào San cho biết.

Để ngăn chặn tình trạng người dân vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê cần có sự chung tay, phối hợp của các lực lượng chức năng trên địa bàn xã Dào San, huyện Phong Thổ như UBND xã, Công an xã, Bộ đội Biên phòng. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cấp ủy, chính quyền địa phương ở Dào San cần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội bằng các mô hình cây-con phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, giúp người dân có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ổn định nơi vùng biên.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.