Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV

Hồng Phúc - 11:04, 02/12/2022

Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV, năm 2022, diễn ra tại Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì, phối hợp với các tỉnh vùng Tây Bắc tổ chức trong các ngày 2 - 4/12/2022.

Ngày hội là sự kiện văn hóa lớn trong khu vực, nhằm giới thiệu, quảng bá đến bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao các dân tộc, giá trị văn hóa, bản sắc các DTTS vùng Tây Bắc. (Trong ảnh: Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV, tại Sơn La - Ảnh TL)
Ngày hội là sự kiện văn hóa lớn trong khu vực, nhằm giới thiệu, quảng bá đến bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao các dân tộc, giá trị văn hóa, bản sắc các DTTS vùng Tây Bắc. (Trong ảnh: Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV, tại Sơn La - Ảnh TL)

Ngày hội với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc” có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào các dân tộc 7 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Sơn La, đồng thời có sự tham gia phối hợp tổ chức của các cơ quan, ban, ngành Trung ương.

Lễ khai mạc diễn ra vào 20h ngày 2/12, tại Quảng trường Hùng Vương, Tp. Việt Trì. Chương trình Lễ khai mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng tại các đài truyền hình địa phương.

Trong khuôn khổ Ngày hội, sẽ diễn ra các hoạt động: Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống và ẩm thực truyền thống địa phương; liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Tây Bắc; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc”; hoạt động thể thao quần chúng được tổ chức gồm bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, tung còn, tu lu, việt dã…

Đoàn nghệ thuật dân gian Sơn La tái hiện lễ Xé Pang Á tại Ngày hội
Đoàn nghệ thuật dân gian Sơn La tái hiện lễ Xé Pang Á tại Ngày hội

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động du lịch: Tổ chức đoàn Famtrip (các hãng lữ hành trong nước) khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Thọ; xây dựng và tổ chức chương trình đưa đoàn các tỉnh tham gia Ngày hội khảo sát, trải nghiệm các di tích lịch sử, các điểm du lịch trên địa bàn; tổ chức trưng bày, triển lãm “Ảnh đẹp Du lịch Tây Bắc” năm 2022.

Dự kiến trong dịp này, tỉnh Phú Thọ sẽ thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách. Việc rà soát cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ được đơn vị chức năng kiểm tra, thực hiện tốt. Tỉnh bố trí, huy động 12 khách sạn, 1 trung tâm hội nghị, 12 nhà nghỉ và 13 nhà hàng bảo đảm các điều kiện để đón tiếp các đoàn vận động viên, diễn viên, nghệ nhân và khách tham quan trong thời gian tổ chức Ngày hội.

Tin cùng chuyên mục
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.