Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Thúy Hồng - 21:08, 26/09/2023

Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.

Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo phát biểu tại Diễn đàn
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo nêu bật: Thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những năm Hội LHPN Việt Nam luôn quan tâm, đặt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ DTTS, phụ nữ theo các tôn giáo… là một trong những ưu tiên trọng tâm của Hội.

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn kết phụ nữ các tôn giáo, nữ chức sắc, chức việc đạt nhiều kết quả, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội. Các hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ theo tôn giáo phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống đã được Hội LHPN các cấp chú trọng thực hiện thông qua kết nối, hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp, ký kết chương trình phối hợp với các Ngân hàng, hỗ trợ mô hình sinh kế cho tổ, nhóm phụ nữ. Cán bộ Hội vùng DTTG được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Các sáng kiến, mô hình về hỗ trợ an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em thu hút được nhiều nữ tín đồ các tôn giáo tham gia do tính chất hoạt động gắn với phương châm hành đạo chân chính của nhiều tôn giáo. Bằng những hoạt động ý nghĩa, thiết thực, các sáng kiến, mô hình đã phát huy tốt vai trò nòng cốt của phụ nữ trong công tác nhân đạo, từ thiện, chăm lo cho phụ nữ và trẻ em thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương; các sáng kiến mô hình hỗ trợ phụ nữ theo tôn giáo phát triển kinh tế tập trung hỗ trợ hội viên phụ nữ tôn giáo vay vốn, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề…; các giải pháp, sáng kiến thành lập mô hình phát triển tổ chức Hội vững mạnh vùng tôn giáo được nhiều địa phương tập trung chỉ đạo.

"Có thể nói, các mô hình, giải pháp tuyên truyền vận động mà các cấp Hội Phụ nữ triển khai tại địa bàn tôn giáo đã được chú trọng đổi mới, sáng tạo, phù hợp với từng tôn giáo, từng vùng miền, góp phần quan trọng đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động, phong trào thi đua, cuộc vận động của Hội đến với phụ nữ tôn giáo. Đồng thời, phát huy được vai trò trách nhiệm, sự tham gia tích cực của chị em trong các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, phát huy dân chủ, giữ gìn an ninh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân", Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo khẳng định.

Trước những vấn đề tôn giáo, hiện tượng tôn giáo phức tạp mới nảy sinh, các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi; các tổ chức tôn giáo trái pháp luật hoạt động thông qua mạng xã hội, lôi kéo phụ nữ ở các lứa tuổi tham gia, gây khó khăn trong công tác nắm bắt thông tin, tuyên truyền, vận động; Một bộ phận phụ nữ theo tôn giáo bị các thế lực thù địch lợi dụng để chia rẽ, kích động chống phá khối đại đoàn kết toàn dân, gây bất ổn định an ninh, chính trị xã hội…, công tác tôn giáo nói chung và công tác vận động phụ nữ tôn giáo nói riêng đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu.

Tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự đã thảo luận, chia sẻ, nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng .

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.