Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhạc ngũ âm với đời sống tinh thần của đồng bào Khmer

Như Hải - 10:03, 03/07/2020

Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, bên cạnh kiến trúc nghệ thuật và các lễ hội đặc sắc thì nhạc ngũ âm cũng là một nét văn hóa độc đáo, gắn bó với đời sống tinh thần của đồng bào và được gìn giữ, phát huy từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Đội nhạc ngũ âm của chùa Dơi.
Đội nhạc ngũ âm của chùa Dơi.

Người dân ở các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống ắt hẳn không còn xa lạ với những nhạc phẩm nổi tiếng như “Sóc sờ bai Sóc Trăng”, “Hương tình Trà Vinh”… Đây là những nhạc phẩm hiện đại mang âm hưởng của nhạc ngũ âm rất đặc trưng, rất dễ nhận biết so với nhạc mang âm hưởng Tây Nguyên, Tây Bắc và các dòng nhạc dân ca ở các địa phương khác.

Ông Sơn Kim Đêl, nhạc công của chùa Pô Thi ThLâng, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, nhạc ngũ âm có 7 điệu truyền thống. Muốn chơi được nhạc cụ này phải đầu tư luyện tập và phải có niềm yêu thích âm nhạc truyền thống thì mới học được.

“Cái khó của nhạc ngũ âm là người học phải bỏ công sức ra tập luyện ít nhất từ 3 tháng đến 1 năm mới có thể chơi được các điệu cơ bản. Trong khi hiện nay, đa số thanh - thiếu niên người địa phương bận nhiều việc, ít người chú ý đến học nhạc cụ”, ông Đêl chia sẻ.

Trong những ngày tết cổ truyền và những ngày lễ quan trọng của đồng bào Khmer, nhạc ngũ âm thường được biểu diễn để hỗ trợ cho các điệu múa. Với những âm thanh trầm bổng, nhạc ngũ âm đã làm cho những điệu múa của đồng bào Khmer thêm phần uyển chuyển.

Đặc biệt, trong các bài múa cổ và các bài hát, các vở diễn trong sân khấu dù kê, rô băm…, nhạc ngũ âm càng góp phần tạo nên nét riêng, sinh động của âm nhạc truyền thống khiến người xem say mê, thích thú. Sự kết hợp giữa các động tác múa, màu sắc trang phục, ánh sáng cùng âm thanh bổng trầm của nhạc cụ ngũ âm đã tạo nên một điểm nhấn đặc sắc rất riêng của nhạc ngũ âm.

Theo ông Thạch Si Vết, phật tử của chùa Phù Ly 1, xã Đông Bình, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), trước đây nhạc ngũ âm chỉ được sử dụng trong các ngày đại lễ tại chùa, còn ngày nay đã được sử dụng rộng rãi hơn trong cộng đồng. Ngoài các ngày lễ, tết truyền thống, nhạc ngũ âm còn được biểu diễn trong các lễ hội văn hóa và được biểu diễn tại nhiều địa điểm hơn như trong nhà dân, trên đường làng và cả trên sông nước.

“Tuy nhiên, có vẻ như nhạc ngũ âm truyền thống vẫn mang một nét riêng, hơi hướng về lễ hội và các tang lễ. Các nhạc công chủ yếu học lỏm và truyền nghề cho nhau cũng thiếu tính chuyên nghiệp”, ông Si Vết chia sẻ.

Sư cả Huỳnh Nê, Trụ trì chùa Pô Thi ThLâng, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, (Sóc Trăng) cho biết, nhạc ngũ âm được sử dụng trong tất cả các ngày lễ lớn ở chùa như Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôl ta, Ooc Om Bok…“Nhà chùa đã lập một đội nhạc công từ 6 đến 7 người ở địa phương để biểu diễn trong các ngày lễ, tết. Qua đó cũng nhằm giữ gìn nét đẹp âm nhạc truyền thống của dân tộc”, sư Nê nói.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.