Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người giữ lửa cho nghệ thuật Rô băm

N. Tâm - 09:50, 06/05/2020

Bà Lâm Thị Hương ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu loại hình sân khấu Rô băm độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Bà là đại biểu nghệ nhân tham gia đoàn đại biểu của tỉnh Sóc Trăng sẽ dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II năm 2020.

Nghệ nhân Lâm Thị Hương (bìa bên trái) đang chuẩn bị phục dựng sân khấu cổ Rô Băm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Hà Nội năm 2016).
Nghệ nhân Lâm Thị Hương (bìa bên trái) đang chuẩn bị phục dựng sân khấu cổ Rô Băm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Hà Nội năm 2016).

Chúng tôi về lại xã Tài Văn để tìm về “cái nôi” lưu giữ và bảo tồn loại hình sân khấu cổ của đồng bào Khmer Nam Bộ; thăm lại đoàn nghệ thuật Rô băm Bưng Chông và nghệ nhân Lâm Thị Hương.

Nghệ nhân Lâm Thị Hương năm nay đã 60 tuổi. Bà sinh ra trong gia đình dân tộc Khmer có 6 anh chị em, tất cả đều biểu diễn được Rô băm. Nhờ khả năng nổi bật, bà được giao trọng trách làm Trưởng đoàn Rô băm của gia tộc.

Nghệ nhân Lâm Thị Hương là đời thứ 5 kế thừa gia sản của tổ tiên. Những ngày chính lễ, mùa lễ dâng y, tết Sen đôn ta, tết Chôl Chnăm Thmây hằng năm ở các vùng đồng bào Khmer không thể thiếu nghệ thuật này. Với bà, sống với nghệ thuật Rô băm không chỉ là niềm đam mê, mà còn có trách nhiệm bảo tồn nghệ thuật của dân tộc. Đây chính là lý do hàng chục năm qua, nghệ nhân đã hoàn thành ý nguyện của dòng tộc, là truyền dạy cho các diễn viên trẻ nhằm bảo tồn phát huy loại hình văn hóa cổ này.

“Năm 2016, tôi được Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội mời ra phục dựng lại sân khẩu cổ Rô băm. Cả gia đình ai cũng vui, khi có cơ hội được giới thiệu loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo của dân tộc mình với công chúng”, bà Hương chia sẻ.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Sơn Lương, nguyên Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, nghệ thuật sân khấu Rô băm là nét văn hóa đặc sắc, là niềm tự hào của đồng bào Khmer nói riêng và Việt Nam nói chung. Sân khấu Rô băm đang được bảo tồn và gìn giữ, trong đó có đóng góp rất tâm huyết của nghệ nhân Lâm Thị Hương.

Với những đóng góp của mình, tháng 3/2019, bà Lâm Thị Hương đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Và đến tháng 9/2019, sân khấu cổ Rô băm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Sà Kha, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng rất tâm đắc khi nói về Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương. Tính đến nay, bà Hương đã tham gia và đạt nhiều huy chương, giải cá nhân xuất sắc tại các liên hoan truyền thống dân tộc Khmer Nam Bộ, được tặng nhiều Bằng khen của ngành VH-TT&DL, Bằng khen của UBND tỉnh về việc truyền dạy nghệ thuật sân khấu Rô băm Nam Bộ. Đặc biệt, bà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. “Đại biểu Lâm Thị Hương rất xứng đáng được chọn tham gia đoàn đại biểu của tỉnh Sóc Trăng dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II tới đây tại Hà Nội”, ông Kha nói.

Đoàn Bưng Chông do gia đình nghệ nhân Lâm Thị Hương gây dựng, là đoàn Rô băm cuối cùng của cộng đồng Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Đoàn Rô Băm có tuổi đời trên 100 năm, đã trải qua 6 đời, từ năm 2007, đã được Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) mời tham gia trình diễn tại lễ hội đời sống dân gian tại Hoa Kỳ.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.