Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Khi không gian nghệ thuật “cất lời”

Hồng Phúc - 11:19, 20/04/2020

Nghệ thuật thị giác như điêu khắc, hội họa từ lâu trong suy nghĩ của công chúng được mặc định là phải trưng bày ở bảo tàng hoặc các không gian thường thức đặc trưng. Nhưng gần đây, nhiều nghệ sĩ đã đưa những loại hình nghệ thuật này hòa mình vào cuộc sống muôn màu, thậm chí biến bãi rác thành không gian nghệ thuật, tạo ra một không gian nghệ thuật giàu tính tương tác với môi trường…

Những phế thải tập kết ở con đường ven sông trở thành con thuyền khổng lồ
Những phế thải tập kết ở con đường ven sông trở thành con thuyền khổng lồ

Ngõ cụt Phúc Tân, thuộc phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia hành lang ven sông Hồng và khu nhà ở dân cư thành hai mảng. Khu dân cư nhà cửa chen kín. Phía bờ vở (bờ bên lở) sông Hồng, một bức tường hành lang đã được chính quyền địa phương dựng lên từ hàng chục năm trước để ngăn không cho người dân lấn chiếm ra ngoài bờ sông. Cùng với thời gian, bức tường hành lang bong tróc, trở thành nơi chất rác.

Từ giữa năm 2019, khi triển khai dự án cải tạo bờ vở sông Hồng, UBND Quận Hoàn Kiếm đã “đặt hàng” nhiều nghệ sĩ tham gia hoạt động “biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật”. Và bức tường hành lang bờ vở ở ngõ Phúc Tân là thí điểm.

Sau thời gian thực hiện, dưới bàn tay của các nghệ sĩ trong nước và nước ngoài, bức tường rêu mốc đã được khoác lên mình lớp áo mới với những tác phẩm đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Bây giờ, từ cầu Long Biên nhìn xuống, khu vực bãi bồi ven sông Hồng nổi bật với 16 tác phẩm nghệ thuật nằm trong ngõ cụt Phúc Tân. Các tác phẩm nghệ thuật như đánh thức không gian tưởng chừng đã ngủ quên của cửa ngõ Hà Nội một thời.

Tiêu biểu trong 16 tác phẩm này là những tác phẩm: “Phúc Tân gang” của họa sĩ trẻ Xuân Lam, với những em bé bước ra từ tranh dân gian “Múa lân” trở thành con tò he khổng lồ; là tác phẩm “Lịch sử vỡ” của Vương Văn Thạo sắp đặt 36 đĩa gốm đường kính 30cm, tương tác với câu chuyện về ngôi làng làm gốm ven sông - Bát Tràng; là “Nhà nổi” của Lê Đăng Ninh phục dựng cuộc sống dân ngụ cư nơi bãi giữa sông Hồng… 

Những tác phẩm nghệ thuật này đã biến bức tường hành lang bờ vở sông Hồng, một nơi được coi là “mặt sau” của thành phố bởi ô nhiễm, giờ trở nên đẹp đẽ và cách người ta đối xử với nó cũng khác. Không ai vứt rác ở diện tích đó nữa. Họ bảo nhau: “Đẹp nên phải giữ gìn!”.

Trước dự án biến bức tường hành lang bờ vở sông Hồng thành điểm đến nghệ thuật, từ lâu, nhiều nghệ sĩ đã ấp ủ và thực hiện những loại hình nghệ thuật đương đại mới lạ, gửi gắm những thông điệp về môi trường, cuộc sống quanh ta. Đó là Cù Cao Khải, họa sĩ mang cả sắt vụn vào không gian nghệ thuật khi dùng các vật liệu bỏ đi như cái xô cũ, cái ghế gãy, cuộn dây thừng… 

 Một trong những tác phẩm nổi bật của Cù Cao Khải là “Chuông”- tác phẩm đạt giải Nhất tại Lễ trao giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2017. “Chuông” của Cù Cao Khải là con cá khổng lồ bằng gỗ cao gần 2,5m được treo lên giá, trên phần giá là hình ảnh của ống khói nhà máy đang tuôn trào, những bộ mặt người câm nín và ảm đạm. 

“Tác phẩm như một lời cảnh báo: Không thể đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Điều đáng mừng là giờ người ta đã biết hạn chế túi nylon, dùng lá chuối gói rau để giảm ô nhiễm môi trường, thì tại sao nghệ thuật lại không góp phần thể hiện và truyền tải điều ấy”, họa sĩ Cù Cao Khải chia sẻ. 

 

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.