Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Rực rỡ trang phục lễ cưới của người Khmer

Phương Nghi - 14:32, 16/06/2020

Đồng bào Khmer lâu nay vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt là sự độc đáo trong trang phục cưới. Những cô gái Khmer khi trở thành tân nương luôn yêu thích và tự hào khi khoác lên mình bộ đồ cưới truyền thống, bởi mỗi bộ trang phục gắn với một nghi thức quan trọng, là nét đẹp văn hóa được đồng bào Khmer gìn giữ từ xưa đến nay.

Cô dâu, chú rể Khmer trong trang phục truyền thống
Cô dâu, chú rể Khmer trong trang phục truyền thống

Trang phục của phụ nữ Khmer luôn được chú ý bởi sự cầu kỳ, màu sắc rực rỡ, hoa văn trang trí tinh xảo và được điểm bằng những hạt cườm, kim sa lấp lánh. Đối với mỗi người phụ nữ Khmer, dù họ có khó khăn thiếu thốn đến mấy, thì cũng cần phải chuẩn bị cho bản thân và gia đình mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để mặc trong những dịp quan trọng.

Ông Dương Châu Ôl, nhà nghiên cứu văn hóa Khmer Nam Bộ cho biết: Cô dâu trong ngày cưới (Lễ Pithi Apea Pìea) sẽ mặc xăm pốt hôl (váy) màu đỏ tím sẫm hoặc hồng cánh sen, cùng với áo ngắn bó chẽn, hoặc loại áo dài tầm vông màu đỏ, quàng khăn trắng ngang người, đội mũ Kpâl Plốp kiểu hình tháp nhọn nhiều tầng trang trí nhiều màu sắc, đính những hạt cườm lấp lánh, thêu hoa giống như một chiếc vương miện nhỏ xinh xắn. Chú rể thì mặc một chiếc Hôl đỏ thẫm hay màu, tay dài, cổ cứng, xẻ ngực, giữa cài khuy, khăn vắt vai trái. Chú rể còn đeo con dao cưới bên hông với ý nghĩa bảo vệ cô dâu.

Mỗi bộ trang phục cưới truyền thống gắn với một nghi thức quan trọng, là nét đẹp văn hóa được đồng bào Khmer gìn giữ từ xưa đến nay
Mỗi bộ trang phục cưới truyền thống gắn với một nghi thức quan trọng, là nét đẹp văn hóa được đồng bào Khmer gìn giữ từ xưa đến nay

“Ngoài ra, để tôn thêm nét đẹp dịu dàng nữ tính cho cô dâu trong ngày cưới thì không thể thiếu một chiếc khăn Sbay, cuốn chéo từ vai xuống bên sườn phải. Khăn Sbay của cô dâu được may bằng vải dệt kim màu vàng, và được đính hàng ngàn hạt kim sa lấp lánh tạo nên hoa văn đa dạng, là nét đặc trưng của tôn giáo truyền thống người Khmer”, ông Châu Ôl nói.

Chị Sơn Thị Sà Phai, chủ cơ sở cho thuê đồ cưới, tại khóm 2, phường 1, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết: “Một đám cưới Khmer diễn ra trong 3 ngày, trung bình cô dâu chú rể mặc 6 - 7 bộ, có nhà thuê cả chục bộ. Đi kèm là đội phụ dâu, phụ rể cũng phải mặc cùng màu để làm nổi bật nhân vật chính của lễ. Trước đây, màu vàng, màu đỏ được ưa dùng nhất, vì nó gợi không khí hội hè và cũng là sắc màu trong trang trí kiến trúc tôn giáo truyền thống của người Khmer. Ngày nay, trang phục cưới được cách tân, biến tấu theo nhiều kiểu mới lạ, người mặc chọn nhiều màu sắc và đẹp mắt hơn nhưng hầu hết vẫn giữ nét truyền thống, màu đơn sắc trên một bộ đồ”.

Theo Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương, Trưởng đoàn Rôbăm Bâng Chông xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), hiện nay cô dâu chỉ mặc trang phục và đeo phụ kiện, còn mái tóc và cách trang điểm đơn giản, không bắt buộc như xưa. Đáng phấn khởi là, cô gái Khmer nào cũng thích vào thời khắc quan trọng nhất trong đời sẽ được mặc trang phục của dân tộc và xem đó là niềm tự hào.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.